Sáng 10/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với các địa phương về giải pháp ứng phó tổng thể, toàn diện tác động của Covid-19 tới đời sống xã hội.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Về lương thực, đến tháng 4, chúng ta đã tổ chức vụ đông xuân xong ở nhiều vùng như ĐBSCL, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, tổng số cỡ 2 triệu ha đã thu hoạch xong, đạt 13 triệu tấn và vượt nhẹ chỉ tiêu".
Theo Bộ trưởng, vụ đông xuân hiện nay còn 1,1 triệu ha từ Huế trở ra, gồm 31 tỉnh, mặc dù chỉ chiếm 30% diện tích lúa nhưng rất quan trọng trong cơ cấu an ninh lương thực do có dân số xấp xỉ 50% của cả nước.
Hiện nay, tất cả 31 tỉnh này đã xác định được nhiệm vụ và tập trung chỉ đạo vụ đông xuân, với đà này, từ Huế trở ra sẽ có vụ đông xuân thắng lợi, hoàn thành mục tiêu đạt 20,5 triệu tấn thóc.
Các vụ còn lại trong năm sẽ được tiếp tục với quan điểm chỉ đạo đồng bộ các nhóm giải pháp để cả năm đạt được 43,5 triệu tấn thóc.
Bên cạnh đó, cả nước cơ bản hoàn thành chỉ tiêu về thực phẩm, từ nay đến cuối năm vẫn đảm bảo được. Tuy nhiên, đàn lợn có tốc độ hồi phục còn chậm do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nên giá còn cao.
"Riêng chỉ tiêu xuất khẩu nông sản, trong quý I mới đạt bằng 3 tháng đầu năm 2019, tới đây sẽ tập trung tháo gỡ, trong điều kiện một số thị trường lớn đang bị đóng băng. Trước mắt, ngành Nông nghiệp sẽ thúc đẩy thị trường Trung Quốc và thị trường trong nước", Bộ trưởng NN-PTNT cho biết thêm.
Liên quan thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nói sẽ phối hợp với Bộ NN-PTNT để thúc đẩy buôn bán hàng hóa qua biên giới. Tuy nhiên, các địa phương cần theo dõi các khuyến cáo từ Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT để không để xảy ra tình trạng lãng phí khi đưa nông sản lên biên giới khi chưa xuất được.
Thị trường trong nước cần khai thác lợi thế của thương mại điện tử, theo ông Trần Tuấn Anh, Bộ Công thương sẽ đưa ra các cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển thị trường 100 triệu dân.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang có thị trường ổn định cũng được hỗ trợ hết sức để duy trì và phát triển sau dịch.
Tới đây, các thị trường cỡ lớn như EU, Mỹ, Trung Quốc... đều có tiềm năng trong khôi phục xuất khẩu sau dịch trong quý III và quý IV. Bộ Công thương đang tập trung xử lý tồn đọng để khai thông thị trường Trung Quốc, tránh tình trạng ùn tắc nông sản ở biên giới phía Bắc.
Về xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Công thương lưu ý, để đảm bảo an ninh lương thực, trong bối cảnh diễn biến thời tiết và dịch bệnh trong nông nghiệp còn phức tạp sẽ giới hạn lượng xuất khẩu là 400.000 tấn trong tháng 4. Trên cơ sở đó, cần tiếp tục theo dõi để cho các chính sách linh hoạt về xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Tùng Đinh/ Nông nghiệp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã