Ông Takayama (trái) và ông Hoàng Trung theo dõi quá trình hoạt động của hệ thống buồng khử trùng bằng Methyl Bromide. Ảnh: Tùng Đinh.
Theo quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch và xử lý từng lô vải xuất khẩu và chỉ những lô vải được chuyên gia kết luận đã xử lý thành công mới được phép đưa đi xuất khẩu.
Sáng 17/6, ông Takayama Shigeaki, chuyên gia đại diện cho phía Nhật Bản đến khu vực xử lý bằng Methyl Bromide của Công ty Xuất nhập khẩu Toàn Cầu để kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống trước khi chấp nhận cho vải thiều được xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.
Qua kiểm tra bước đầu các trang thiết bị, dây chuyền đóng gói, bảo quản quả vải thiều, ông Takayama Shigeaki đánh giá tất cả đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và đạt chuẩn.
"Các thiết bị đều hiện đại và có thể đáp ứng được các yêu cầu được đặt ra. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý hơn trong khâu đóng gói. Đảm bảo quả vải thiểu không bị dập trong quá trình di chuyển.
Tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan chuyên môn của tỉnh Bắc Giang kiểm tra, đánh giá chính xác chất lượng của quả vải thiều Lục Ngạn", chuyên gia Nhật Bản nói.
Hệ thống buồng khử trùng bằng Methyl Bromide của Công ty Xuất nhập khẩu Toàn Cầu. Ảnh: Tùng Đinh.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật chia sẻ, Nhật Bản yêu cầu Việt Nam xử lý quả vải bằng Methyl Bromide, hệ thống có khả năng làm sạch 100% các đối tượng dịch bệnh.
"Phía Việt Nam rất tự tin có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phía Nhật Bản để xử lý vải xuất khẩu. Qua quá trình làm việc với ông Takayama, tất cả các khâu, trang thiết bị và kỹ năng vận hành của chúng ta đều đáp ứng, thậm chí vượt yêu cầu của chuyên gia", Cục trưởng Hoàng Trung cho biết thêm.
Theo ông Trung, nếu không gì thay đổi, từ ngày 18/6, chuyên gia Nhật sẽ cùng các đồng nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp giám sát quá trình xử lý lô vải đầu tiên xuất khẩu sang thị trường này.
Trong khi đó, UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 28.000 ha trồng vải thiều, trong đó có khoảng 22.100 ha vải thiều chính vụ với sản lượng khoảng 115.000 tấn.
Trong năm nay, Bắc Giang được Cục Bảo vệ thực vật cấp 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha với sản lượng 600 tấn. Đây là vùng trồng vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật Bản.
Tùng Đinh - Quang Dũng - Văn Việt/ Nông nghiệp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025