Học tập đạo đức HCM

Đẩy nhanh tiến độ công trình thủy lợi trước mùa khô

Thứ tư - 11/08/2021 00:35
Giữa mùa mưa, tỉnh Sóc Trăng chạy nước rút trên các công trình thủy lợi, trữ ngọt để sớm đối phó hạn mặn trước khi vào vụ đông xuân 2021-2022.
Công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trước mùa hạn-mặn ở Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

Công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trước mùa hạn-mặn ở Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

Sóc Trăng là một trong những tỉnh ven biển vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng sớm bởi diễn biến thời tiết thất thường và biến đổi khí hậu (BĐKH). Đặc biệt trong những năm gần đây mùa hạn mặn thường đến sớm, tác động mạnh đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thời vụ, vật nuôi, cây trồng đang được chính quyền và người dân nhanh chóng chuyển đổi, tìm cách thích ứng.

Năm nay để kịp thời yểm trợ quá trình chuyển đổi, từ đầu năm đến nay tỉnh Sóc Trăng triển khai thi công nhiều công trình thủy lợi trọng yếu, trong đó chú trọng giải pháp trữ ngọt ngay từ giữa mùa mưa.

Sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân (ĐX) năm 2020-2021, tỉnh Sóc Trăng triển khai nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất vụ ĐX nằm 2020-2021 trước cho mùa khô hạn đầu năm 2021. Các công trình duy tu, sửa chữa cống, đập, nạo vét kênh được phân bổ kinh phí 143 tỷ đồng từ nguồn của tỉnh, thủy lợi phí. Bên cạnh đó, một số công trình thủy lợi của tỉnh triển khai từ nguồn vốn 150 tỷ đồng Chính phủ hỗ trợ địa phương chống hạn.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng cho biết: Tiến độ thi công các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến nay đạt trên 70-80% khối lượng. Hiện nay vào giữa mùa mưa, ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 trên địa bàn tỉnh nên lực lượng công nhân đưa phương tiện cơ giới ra vào công trường gặp trở ngại. Tiến độ thi công có phần nào bị ảnh hưởng, chậm lại. Tuy nhiên, Ban quản lý các công trình thủy lợi cho biết sẽ cố gắng đảm bảo sẽ hoàn thành kịp thời, nhất là bảo vệ lúa vụ ĐX trước khi vào mùa khô hạn.

Thi công nạo vét kênh nội đồng trước mùa khô hạn. Ảnh: HĐ.

Thi công nạo vét kênh nội đồng trước mùa khô hạn. Ảnh: HĐ.

Cũng theo Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng, qua cập nhật thường xuyên thông tin dự báo từ Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, nước đầu nguồn trên sông Mekong đang lên. Tuy nhiên tình hình lưu lượng nước đầu nguồn còn phụ thuộc nhiều vào tình hình trữ nước của các hồ chứa và mưa nhiều hay ít trong lưu vực. Do vậy ở tỉnh Sóc Trăng nằm cuối dòng sông Hậu phải chủ động các biện pháp tích trữ nước, “phòng thủ” trước khi mùa khô đến.

PGS TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu ĐBSCL (Đại học Cần Thơ), cho rằng: Việc trữ nước qui mô quá lớn, hồ nước lớn, chi phí đầu tư lớn hoặc trữ nước trong kênh rạch sẽ khó quản lý nước, thời gian trữ nước không được lâu, do nước bốc hơi và quá trình thẩm thấu, rút nước rất nhanh. 

Mùa khô năm 2020, hệ thống kênh trong dự án Long Phú - Tiếp Nhựt có khả năng trữ nước trong mùa khô được 15-20 ngày. Công trình nạo vét các tuyến kênh cấp 3 đến kênh cấp 2, kênh cấp 1 đến kênh tạo nguồn của dự án này hy vọng sẽ nâng cao khả năng trữ nước dài ngày hơn trong mùa khô 2021. Bên cạnh đó, cùng với các giải pháp điều chuyển lịch thời vụ, xuống giống lúa vụ ĐX sớm, né hạn mặn đến sớm, để có thể thu hoạch đảm bảo an toàn trước tết năm 2022.

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng đang dần hiện hữu. ĐBSCL là một trong các vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng BĐKH nặng nề nhất trên thế giới. Cùng với những tác động từ nguồn nước sông Mekong, mùa khô hạn, xâm nhập mặn ở khu vực hạ lưu sông sông Cửu Long sẽ đến sớm hơn ở các tỉnh ven viển vùng ĐBSCL.

Qua mùa khô hạn năm 2019-2020, Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu ĐBSCL đã đưa ra giải pháp và đề xuất các địa phương, nông dân có thể vận dụng các mô hình trữ nước phân tán, qui mô nhỏ, dễ làm, phù hợp năng lực đầu tư.

Thực tế đã có nhiều mô hình trữ nước qui mô nhỏ như tấm bạt lót trải dưới lòng kênh, trong mương vườn. Dùng túi trữ nước từ 10-30 m3/túi hoặc túi nhỏ trữ được 7 m3, giá bán tại các chợ trong vùng từ 3-5 triệu đồng/túi. Hộ nông dân có thể dễ dàng lắp đặt tại nhà, trong vườn, sử dụng hiệu quả trong mùa khô.

Hữu Đức - Minh Đảm/https://nongnghiep.vn/

 

​​​​

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay43,915
  • Tháng hiện tại76,656
  • Tổng lượt truy cập91,250,385
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây