Học tập đạo đức HCM

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Giải pháp nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát hiệu quả và bền vững”

Chủ nhật - 25/10/2020 05:01
Ngày 20 - 21/10/2020, tại thành phố Huế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát hiệu quả và bền vững”.
Ban cố vấn tại diễn đàn
Ban cố vấn tại diễn đàn

Theo Tổng cục Thủy sản, phong trào nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung được bắt đầu từ những năm 2000. Dự kiến năm 2020, cả nước có 14 tỉnh thành ven biển miền Trung đang nuôi tôm trên cát với tổng diện tích 3.452 ha, sản lượng đạt 41.421 tấn. Nuôi tôm trên cát đã và đang góp phần quan trọng vào đời sống kinh tế xã hội, đem lại việc làm, thu nhập cho một bộ phận lớn người dân nghèo ven biển. Diện tích nuôi tôm trên cát tiềm năng hiện ước khoảng 12.000 - 14.600 ha. Diện tích nuôi trong giai đoạn 2010 - 2019 tăng trưởng trung bình khoảng 7%/năm (từ 2.381 ha lên đến 3.452 ha). Năng suất nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung cao hơn năng suất bình quân của cả nước (diện tích nuôi chỉ chiếm 15% nhưng sản lượng thu hoạch 49% của nuôi tôm nước lợ toàn vùng - năng suất trung bình khoảng 10 - 14 tấn/ha). Hiện nay, tại một số địa phương đã phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao ít thay nước, sử dụng công nghệ Biofloc... Những công nghệ này đã giải quyết một số vấn đề như hạn chế sử dụng nước ngầm và cho năng suất cao, tuy nhiên đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất cao.

Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản trên cát đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao và công nghệ nuôi phức tạp nên trình độ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản của người dân còn nhiều hạn chế là một trong những khó khăn trong phát triển sản xuất. Biến đổi khí hậu, suy thoái và ô nhiễm môi trường, dịch bệnh nguy hiểm trên tôm ngày càng diễn biến phức tạp gây rủi ro lớn cho người sản xuất nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước ngọt, đặc biệt nguồn nước ngầm ngọt khu vực ven biển có xu hướng suy giảm về trữ lượng, nhiều nơi đã bị nhiễm mặn, sẽ là những thách thức rất lớn trong phát triển tôm trên cát…

Tại Diễn đàn, Ban cố vấn đã nhận được 28 câu hỏi từ bà con nông dân tham dự với những nhóm nội dung chính như cơ chế chính sách trong nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh nuôi, chất lượng con giống và liên kết tiêu thụ sản phẩm, cách sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm.

Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát, Tổng cục Thủy sản đã đưa ra giải pháp về quản lý môi trường và dịch bệnh như: Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho các vùng nuôi tôm trên cát tập trung, thông báo kịp thời cho các cơ sở nuôi tôm về môi trường và tình hình dịch bệnh, hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật phù hợp; Tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật tổng hợp về phòng chống và quản lý dịch bệnh; thực hiện thường xuyên vệ thu gom các chất thải từ nuôi tôm trên cát đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và các tổ chức tham gia nuôi tôm trên cát về công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan xung quanh vùng nuôi.

Nuôi tôm trên cát là một trong những nhiệm vụ đã được đề cập trong dự thảo Kế hoạch Hành động Quốc gia Phát triển ngành Tôm Việt Nam đến năm 2025. Phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát nhằm khai thác tiềm năng, tận dụng vùng đất cát tại khu vực ven biển miền Trung để tạo ra sản phẩm tôm nước lợ có giá trị cao, khối lượng sản phẩm lớn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân ven biển./

T.Hiền (mard.gov.vn)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Hôm nay49,598
  • Tháng hiện tại1,627,655
  • Tổng lượt truy cập98,855,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây