Học tập đạo đức HCM

Gặp người trồng hoa hồng cổ ở xứ nóng Nghệ An

Thứ sáu - 15/01/2021 02:15
Từ người đam mê hoa hồng cổ và trồng 1 chậu hoa để làm cảnh, chị Hồ Thị Diệu Thuý, quê ở xã Nam Thanh (Nam Đàn - Nghệ An) đã có 2ha hoa hồng để chiết xuất tinh dầu, làm mỹ phẩm, thu lãi 25 triệu đồng/tháng.

Chưa hết, sắp tới chị còn dự định làm du lịch sinh thái, vì khách đến chụp ảnh rất đông.

t15.JPG
Chị Thuý tham gia hái hoa vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Từ đam mê hoa hồng cổ

Chị Hồ Thị Diệu Thuý công tác tại Trung tâm Đào tạo nghề lao động nông thôn ở TP. Vinh. Chị tâm sự, chị yêu hoa hồng và thích trồng hoa từ thuở nhỏ. Cách đây 5 năm,  chị trồng thử 1 cây hoa hồng trong chậu để chơi ở khu chung cư. Vì vậy, chị thường vào mạng tìm hiểu cách chăm sóc hồng, không ngờ, càng tìm hiểu càng mê. Chợt nhớ, ở quê còn 2ha đất trồng hoa màu không hiệu quả, trong khi hoa hồng, nhất là hồng cổ có giá rất cao, 400.000 đồng đến  1 triệu đồng/cây.

Vì vậy, chị mạnh dạn chi 500 triệu đồng để đưa hoa hồng cổ về quê, phủ kín 2ha đất với đủ các loại như: Hồng cổ Sa Pa; hồng Văn Khôi (nguồn gốc ở Nghệ An); hồng đào cổ Nam Định; hồng bạch xếp, giống cây hồng đào cổ nhưng màu trắng tinh khiết (đột biến gen từ hồng đào cổ); hồng bạch ho (trị ho cho trẻ em); hồng cổ Hải Phòng…

Tuy nhiên, vườn hồng đa sắc màu của chị đã gặp phải trở ngại lớn do Nghệ An là xứ sở của gió Lào cát trắng, đến mùa hè phải mất rất nhiều công chăm sóc, chủ yếu là tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều muộn. Chưa kể, có lúc nắng nóng, hồng chết ¼ vườn, phải chờ sang thu để bổ sung cây mới, và sau 1 năm mới ra hoa.

Nhưng với nỗ lực không ngừng, cây hồng đầu tiên chị đã bán được 300.000 đồng tại vườn. Các cây giống trong vườn hồng của chị có giá 150.000 đống đến 3 triệu đồng/cây.

Bình quân, vườn hồng của chị Thuý mỗi tháng bán được 30 - 40 triệu đồng, cả cây to, nhỏ, cây to 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/cây. Mục đích của chị trồng hoa để bán cây, thu hoạch hoa để chưng cất nước hoa hồng, chế biến mỹ phẩm; làm du lịch sinh thái, do hàng ngày, nhất là dịp lễ Tết, khách đến chụp ảnh, mua hoa rất đông. Theo lịch trình trên, trước mắt, chị Thuý đã đạt được 2 mục đích: bán cây giống, xây dựng nhà xưởng chưng cất nước hoa, chế biến mỹ phẩm. Hạ tầng du lịch sinh thái đang từng bước hoàn thiện.

Đến chiết xuất tinh dầu lãi “khủng” 

Đúng là trong cái rủi có cái may, đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều công ty, doanh nghiệp trên cả nước phải đóng cửa thì chị Thuý làm ngược lại, chi 250 triệu đồng để xây dựng nhà xưởng, 200 triệu đồng mua máy chiết xuất tinh dầu, và bắt đầu sản xuất từ tháng 3/2020 đến nay.

TIN TÀI TRỢ

Ngay từ khi bắt đầu trồng hồng, chị Thuý đã phối hợp với một tiến sỹ hoá học ở Nghệ An, mày mò cách chiết xuất tinh dầu, và mua nồi công suất nhỏ tự chiết xuất. Đồng thời, theo dõi xem giống hoa nào có tinh dầu tốt nhất, do vậy, khi mua máy về, chị đã sử dụng và điều hành được ngay. Hiện, mỗi tháng thu 10 lần tinh dầu, mỗi lần khoảng 10 lít, 1kg hoa cho 0,4 lít dầu.

Để quản lý vườn hoa nói trên, chị Thuý phải thuê 4 nhân công chuyên làm cỏ, chăm sóc vườn, bình quân 4 triệu đồng/người/tháng, và 2 nhân công phụ trách mảng chế biến. Doanh thu từ mỹ phẩm đạt 1 – 1,5 triệu đồng/ngày, khoảng 45 triệu đồng/tháng, trừ chi phí, lợi nhuận chị thu về khoảng 25 triệu đồng/tháng.

t15a.JPG
Chị Thuý đang chưng cất tinh dầu hoa hồng.

“Năm 2020, giá bán các loại tinh dầu đang được “khuyến mại” để chia sẻ với người tiêu dùng, năm 2021 sẽ bán đúng giá. Hiện, 1 lọ tinh dầu 100 ml giá 150.000 đồng; trà hoa hồng, đóng lọ thuỷ tinh 100g, giá 150.000 đồng/lọ; bột cánh hoa hồng để đắp mặt nạ, giá 150.000 đồng/lọ 40g. Túi thơm treo xe ô tô, tủ quần áo, giá 100.000 đồng/túi”, chị Thuý cho biết thêm.

Chung tay cùng người làm vườn

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn Nghệ An, cho biết: “Chị Thuý công tác tại TP. Vinh và hiện  là thành viên của HLV Nghệ An khoá VI, nhiệm kỳ 2018 – 2023. Đến thời điểm này, Hội Làm vườn tỉnh đã kết nối được với 32 doanh nghiệp, chuyên cung ứng vật tư trong lĩnh vực làm vườn như: ngân hàng, doanh nghiệp thi công, lắp ráp hệ thống tưới, tiêu... 

Qua đó, cung cấp cây, con giống, phân hữu cơ, chế phẩm vi sinh; lắp ráp các mô hình vườn theo yêu cầu của hội viên, khách hàng, doanh nghiệp. Đồng thời, bao tiêu sản phẩm và tìm kiếm đầu ra cho nông dân, chung tay hỗ trợ phong trào xây dựng, phát triển các mô hình vườn bền vững”.

Anh Thắng cho biết thêm, Hội đã phối hợp với Đài Truyền hình Nghệ An thực hiện các chuyên đề như: Nuôi dế mèn, ốc bươu đen tại hộ anh Bảo ở Đức Thành (Yên Thành); xây dựng vườn chuẩn ở xã Minh Châu (Diễn Châu), mô hình trồng rau trên sân thượng; chuyên đề nuôi lươn không bùn tại TP. Vinh. Tham dự Liên hoan truyền hình Nghệ An, vườn chuẩn ở Kim Liên (Nam Đàn). Đặc biệt, mô hình chế biến thức ăn chăn nuôi sạch, để chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Minh Châu (Diễn Châu).

Xây dựng chuyên đề Vườn chuẩn ở  Đô Lương, Nghĩa Đàn, tham gia các hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm. Đã có một số chương trình đáng ghi nhận như: “Cà phê sáng thứ Bảy” kết nối các doanh nghiệp VAC để tìm đầu ra cho sản phẩm, tại cà phê Phố Hoa, TP. Vinh. Tham dự Lễ khởi công Khu Lâm nghiệp và giống công nghệ cao tại xã Nghi Lâm (Nghi Lộc); tham gia tổng kết Hội nuôi ong mật Nghệ An. Đặc biệt, đã giúp 33 mô hình VAC kết nối và bao tiêu sản phẩm, đem lại lợi nhuận cho người dân 6,9 tỷ đồng.

 Yên Như/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay19,215
  • Tháng hiện tại1,065,240
  • Tổng lượt truy cập91,128,633
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây