Học tập đạo đức HCM

Hành trình nghìn tỷ của vải thiều Lục Ngạn (bài 1): 6.600 triệu phú trồng vải và 6.000 tỷ đồng

Thứ tư - 20/05/2020 03:29
Nếu tính số hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên nhờ trồng vải thiều thì huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có khoảng 6.600 hộ. Hành trình vươn xa của quả vải thiều đất Lục Ngạn đến nhiều thị trường cũng là hành trình thay đổi tư duy sản xuất của nông dân để những trái vải thêm nhiều hương sắc.

Trải qua nhiều thăng trầm, những nông dân Lục Ngạn vẫn tin, không có loại cây nào hợp với đất này như vải thiều. 

Chính vì vậy, dù có lúc cam, bưởi có phần lấn át vải thiều nhưng họ vẫn chung thủy với loại cây đã có mặt trên Lục Ngạn từ nhiều năm trước, nỗ lực đổi mới phương thức sản xuất để trái vải đi xa hơn.

Niềm tin vào trái vải

Hành trình nghìn tỷ của vải thiều Lục Ngạn - Ảnh 1.
Hành trình nghìn tỷ của vải thiều Lục Ngạn - Ảnh 2.

Sơ chế đóng gói vải thiều xuất khẩu ở một cơ sở tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn. Ảnh: Trọng Đạt - TTX

Hành trình nghìn tỷ của vải thiều Lục Ngạn - Ảnh 3.

Ông Trần Văn Lân (thôn Lâm, xã Nam Dương, Lục Ngạn) chăm sóc vải thiều. Ảnh: N.C

Vải thiều Lục Ngạn:

Tổng diện tích: Khoảng 15.290ha

Sản xuất theo quy trình VietGAP và GlobalGAP: Trên 12.000ha

Sản lượng năm 2019: Hơn 80.000 tấn.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng vải, ông Trần Văn Lân (ở thôn Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn) không nghĩ có ngày trái vải đỏ mọng từ vườn của ông sẽ đến được với Nhật Bản, một thị trường khó tính mà nông sản nào cũng muốn được đặt chân vào.

Còn nhớ hơn 20 năm trước, khi ông Lân đặt chân lên quả đồi xóm Núi, nơi đây chỉ toàn cỏ tranh, sim, mua mọc um tùm. Vậy mà cùng sức người, những cây vải cứ thế vươn mình, chiến thắng cây dại, phủ xanh những quả đồi. 

Hiện, gia đình ông Lân có khoảng 650 cây vải thiều đang trong giai đoạn thu hoạch, sản lượng khoảng 35 - 40 tấn/năm.

Khi được hỏi: "Có những lúc cây cam, bưởi lấn át vải thiều trên đất Lục Ngạn nhờ thu nhập rất lớn, ông có ý định chặt bớt diện tích vải để chuyển sang trồng cây có múi không" - ông Lân quả quyết trả lời: "Không, tôi khẳng định ở đất Lục Ngạn này không cây gì phù hợp bằng vải thiều".

Ông Lân cho biết, trong suốt nhiều năm trồng vải thiều, chưa bao giờ ông gặp phải cảnh giá rớt thê thảm phải đổ bỏ. Tùy năm được mùa hay mất mùa, giá cả có biến động, nhưng dù thế nào, vải vẫn giúp nhiều nông dân Lục Ngạn có cuộc sống ấm no. 

"Như vụ năm nay, tôi cầm chắc sản lượng 35 - 40 tấn, đã có doanh nghiệp vào tận vườn đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ với giá 30.000 đồng/kg nhưng tôi còn đang xem xét" - ông Lân khoe.

Theo thống kê của UBND huyện Lục Ngạn, trong số 6.600 hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên từ trồng vải, có 3.753 hộ thu nhập từ 100 đến dưới 200 triệu đồng; 1.676 hộ thu từ 200 đến dưới 300 triệu đồng; 375 hộ thu từ 300 đến dưới 400 triệu đồng; 101 hộ thu từ 400 đến dưới 500 triệu đồng; 81 hộ đạt từ 500 triệu đồng trở lên.

Anh Hoàng Ngọc Thanh (ở thôn Lâm, xã Nam Dương) - trưởng nhóm quản lý mã số vùng trồng vải xuất khẩu sang Nhật Bản cho biết, nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên nhiều năm qua vải Nam Dương luôn được thương lái Trung Quốc đến tận vườn đặt mua. 

"Chúng tôi không gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ" - anh Thanh khẳng định.

Được biết, gia đình anh Thanh có 1,5ha vải thiều đang được canh tác theo quy trình GlobalGAP, là vùng trồng được Nhật Bản đồng ý cho phép xuất khẩu sang Nhật.

Ông Thân Văn Thi - cán bộ khuyến nông xã Nam Dương cho biết, toàn xã hiện có 470ha vải thiều, trong đó có 70ha vải chín sớm và 15ha được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu sang Nhật.

Mong đường sang Nhật thuận lợi

Được biết, vụ vải thiều năm 2020 là năm đầu tiên gia đình ông Lân tham gia trồng vải theo quy trình GlobalGAP để đáp ứng đủ các điều kiện khắt khe giúp trái vải có thể sang được thị trường Nhật Bản. Áp dụng một quy trình canh tác hoàn toàn khác, ông Lân không khỏi bỡ ngỡ.

"So với canh tác theo phương pháp cũ, trồng vải theo quy trình GlobalGAP nhọc công hơn nhiều, việc sản xuất phải được ghi chép nhật ký đầy đủ, vườn luôn được dọn rác, cành lá cẩn thận, bao bì thuốc bảo vệ thực vật để đúng nơi quy định, chỉ được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật do phía Nhật Bản khuyến cáo sử dụng" - ông Lân cho biết.

Dù đã có nhiều năm trồng vải nhưng khi áp dụng phương pháp canh tác mới có lúc ông Lân cảm thấy sốt ruột. Ấy là khi đám bọ xít khiến mẫu mã trái vải có thể bị ảnh hưởng, sử dụng thuốc theo khuyến cáo của chuyên gia Nhật Bản và cán bộ bảo vệ thực vật nhưng hiệu quả chưa thấy ngay tức thì.

"Có lúc tôi đã định mua loại thuốc bảo vệ thực vật vẫn dùng như mọi năm để phun trừ nhưng đã cam kết với chính quyền xã, với Cục Bảo vệ thực vật là tuân thủ nghiêm túc quy trình nên tôi lại kiên nhẫn đợi. Giờ thì vườn vải đã sắp được hái trái ngọt rồi" - ông Lân khoe.

Vặt một trái vải u hồng chín sớm trong vườn, đưa lên miệng ăn ngon lành, ông Lân cười vui: "Vải vườn nhà tôi đảm bảo an toàn, không lo tồn dư thuốc trừ sâu vì theo quy định, chúng tôi phải dừng việc phun thuốc đảm bảo đủ thời gian cách ly và chỉ được sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục".

Thời điểm này, khi dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia nhưng ông Lân vẫn tin trái vải từ vườn nhà vẫn có thể vi vu đến nhiều vùng đất.

 "Chỉ mong trái vải sang Nhật Bản thuận lợi là tôi hạnh phúc lắm rồi" - lão nông cả đời gắn bó với cây vải bày tỏ.

Trong khi đó, anh Hoàng Ngọc Thanh cũng không tỏ ra lo lắng trước thông tin dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến việc đưa lô vải đầu tiên sang Nhật Bản.

"Mã số vùng trồng của thôn Lâm có 12 hộ tham gia với diện tích trồng vải 15ha. Trồng vải theo quy trình GlobalGAP chúng tôi phải tuân thủ theo đúng quy trình Phòng NNPTNT huyện khuyến cáo, vườn phải được dọn sạch đẹp, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng loại đã được khuyến cáo.

Chúng tôi cũng không lo việc bà con nông dân tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục vì trước khi thu hoạch trái vải đều được kiểm tra kỹ, nếu phát hiện còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị loại ngay lập tức" - anh Thanh cho biết.

Lên kịch bản tiêu thụ vải thiều

Hiện, mọi công tác chuẩn bị đưa vải thiều sang Nhật Bản vẫn được tiến hành bình thường, trong điều kiện bị tác động bởi dịch Covid-19 -anh Thanh nói, cũng không quá lo lắng bởi với chất lượng trái vải thiều như thế này, lại canh tác theo quy trình nghiêm ngặt thì ngay cả thương nhân Trung Quốc cũng thích mê, sẵn sàng mua với giá cao.

"Kể cả khi vải được mùa, nhiều người than khó tiêu thụ thì nhóm chúng tôi vẫn không quá lo lắng vì đầu ra, thương nhân Trung Quốc họ luôn ưu tiên chọn những trái vải có mẫu mã đẹp, độ đồng đều cao nên những vườn vải như của chúng tôi luôn trong tầm ngắm, họ thường đến tận vườn đặt mua" - anh Thanh khoe.

Cũng theo anh Thanh, hiện huyện Lục Ngạn đã chuẩn bị đủ các kịch bản để tiêu thụ hết sản lượng vải thiều cho dân.

Theo đó, huyện đã có kế hoạch đón hơn 200 thương nhân Trung Quốc sang cách ly đủ 14 ngày để phòng tránh Covid-19 sau đó cùng các doanh nhân trong nước thu mua vải thiều.

Ông Thân Văn Thi cho rằng, dù sản lượng vải thiều xuất khẩu sang Mỹ, EU… còn khiêm tốn, chủ yếu vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng việc có thêm nhiều thị trường khó tính chấp nhận trái vải thiều đã giúp nâng cao giá trị trái vải.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại910,319
  • Tổng lượt truy cập90,973,712
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây