Việc thực hiện quy chế được Hội ND gắn với thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, các chỉ thị, nghị quyết về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác dân vận, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước…
Dân biết, dân bàn…
Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", 5 năm qua, Hội ND các cấp trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những việc nhân dân được biết; những việc nhân dân bàn và quyết định; những việc nhân dân thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền quyết định.
Phương châm này đã phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và việc huy động tinh thần đóng góp của hội viên, nông dân trong việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Thời gian tới, Hội ND các cấp cần tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết Đại hội Hội ND các cấp nhiệm kỳ 2018 - 2023…
Các ý kiến đề xuất chính đáng, hợp pháp của cán bộ, hội viên, nông dân, Hội ND các cấp đã kịp thời phản ánh và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời tháo gỡ. Các tranh chấp, vướng mắc trong nội bộ hội viên, nông dân đều được Hội ND phối hợp với chính quyền tham gia hòa giải từ cơ sở, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Các phong trào thi đua của Hội, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu và giảm nghèo bền vững được đẩy mạnh. Qua các phong trào thi đua, Hội ND các cấp đã vận động hội viên, nông dân góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, kết quả trong 5 năm, hội viên, nông dân đã đóng góp 200.138.051.000 đồng, hiến 220.893m2 đất làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình nông thôn, 71.952 ngày công lao động, sửa chữa và làm mới 1.718km đường giao thông nông thôn, phát quang dọn vệ sinh môi trường, kiên cố và nạo vét 166.704m kênh mương nội đồng, xây dựng 114 căn nhà tình thương cho hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn.
Mặt khác, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Đồng Nai triển khai cho Hội ND các cấp giám sát việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; chức năng, nhiệm vụ của Hội.
Kết quả đến nay, Hội ND các cấp trong tỉnh đã chủ trì tổ chức 14 cuộc giám sát cấp tỉnh; 71 cuộc giám sát cấp huyện và 137 cuộc giám sát cấp xã. Kết thúc các cuộc giám sát, Ban Thường vụ Hội ND các cấp đã báo cáo với cấp ủy và chính quyền địa phương kết quả giám sát, đồng thời kiến nghị các cơ quan có liên quan khắc phục một số hạn chế góp phần đảm bảo quyền lợi cho hội viên, nông dân.
Phát huy vai trò làm chủ của nông dân
Hội ND các cấp trong tỉnh Đồng Nai thường xuyên vận động cán bộ, hội viên, nông dân góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Các góp ý này được thể hiện bằng nhiều hình thức như góp ý các văn bản dự thảo do cấp ủy, chính quyền gửi đến cơ quan Hội ND; tham gia đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy địa phương với tổ chức Hội ND hoặc hội viên, nông dân; tham gia với cơ quan của cấp ủy địa phương lấy ý kiến nhận xét của hội viên, nông dân nơi cư trú (thôn, xóm, tổ dân phố) đối với cán bộ, đảng viên; tích cực tham gia vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đóng góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở nông thôn như tham gia hiến đất, công sức, tiền của...
Nhìn chung, qua 5 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị; Hội ND các cấp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giúp cán bộ, hội viên, nông dân nắm được nội dung các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Do đó các phong trào do địa phương do Hội phát động được hội viên, nông dân đồng tình hưởng ứng.
Việc thực hiện Kết luận 120/2016 của Bộ Chính trị đã phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và việc huy động tinh thần đóng góp của Nhân dân cùng với chính quyền đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền có lúc có nơi chưa đạt hiệu quả như mong muốn; một bộ phận hội viên, nông dân chưa mạnh dạn tham gia đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Thu Dinh (Hội ND tỉnh Đồng Nai)https://danviet.vn/
https://danviet.vn/hoi-nong-dan-tinh-dong-nai-lam-tot-quy-che-dan-chu-nang-cao-vai-tro-hoi-vien-20210611170109535.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã