Học tập đạo đức HCM

Ít ai biết rằng, loại quả tưởng không ăn được và toàn bỏ đi, chế biến theo kiểu này bỗng thành đặc sản "cháy hàng"

Chủ nhật - 09/05/2021 10:51
Mặt hàng này không có nhiều, hỏi gần chục người bán thì mới tìm được một đến hai người có sẵn hàng.

Khác với cây cau lấy quả để ăn trầu, cau cảnh (cau kiểng) thường chỉ dùng trang trí và làm đẹp cho không gian trong gia đình. Quả của loại cây này cũng vậy, mọi người thường nghĩ nó chỉ để trang trí cho đẹp, họ để chín rụng rồi vứt đi, ít ai biết rằng nó có thể chế biến thành mứt và ăn được.

Chỉ cần gõ cụm từ “mứt cau kiểng” trên mạng, người dùng có thể tìm thấy hàng loạt những bài đăng bán với giá dao động từ 150.000 – 160.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mặt hàng này không thường xuyên có, khách hàng may mắn hỏi vào thời điểm có thì mua được ngay, còn không sẽ phải đợi.

Ít ai biết rằng, loại quả tưởng không ăn được và toàn bỏ đi, chế biến theo kiểu này bỗng thành đặc sản "cháy hàng" - Ảnh 1.

Quả cau cảnh được hái để chuẩn bị làm mứt.

Chị Ngọc – một người bán mứt cau kiểng online, cho biết mặt hàng này phụ thuộc nhiều vào thời tiết. “Loại mứt này phải được phơi giữa trời nắng to thì mới đạt độ dẻo và khô, ngon nhất. Nếu thời tiết ẩm ướt, mứt phải đem đi sấy lò sẽ khiến chúng rất cứng, độ dẻo cũng bớt đi phần nào”, chị nói.

Mỗi lần, chị chỉ làm được vài kg mứt nên hàng lúc nào cũng trong tình trạng thiếu. Chị nói: “Tôi tìm hiểu qua mạng nên biết cách làm mứt này, đăng bán vì thấy chúng ăn khá hay. Nhưng làm nhỏ lẻ, tôi không có số lượng bán buôn dù thi thoảng có khách liên hệ muốn mua sỉ”.

Ít ai biết rằng, loại quả tưởng không ăn được và toàn bỏ đi, chế biến theo kiểu này bỗng thành đặc sản "cháy hàng" - Ảnh 2.

Loại quả này sẽ được đập rập ra để lấy phần hạt bên trong.

Cũng làm mứt cau cảnh để bán, chị Hòa cho biết khi mới đăng bán rất nhiều người tò mò đặt mua về ăn thử. Hầu hết họ đều thấy rất lạ và luôn nhắn tin hỏi: “Quả cau cảnh mà cũng ăn được à?”, “Ăn sẽ như nào?”…

“Nhiều người hỏi lắm và tôi chỉ biết trả lời bằng cách mọi người nên mua thử để thưởng thức. Vậy mà khi mới làm mẻ đầu tiên được khoảng 2kg mứt, tôi bán hết vèo trong vòng 1 nốt nhạc. Khách cứ đặt nửa cân một”, chị cho hay.

Ít ai biết rằng, loại quả tưởng không ăn được và toàn bỏ đi, chế biến theo kiểu này bỗng thành đặc sản "cháy hàng" - Ảnh 3.

Qua rất nhiều công đoạn, hạt cau kiểng mới có thể thành mứt.

Nói về cách làm loại mứt này, chị cho biết quả cau cảnh phải chọn lựa, không phải quả nào cũng làm được. Những quả già quá sẽ cứng hạt, lúc ăn sẽ không nhai được, còn quả non quá sẽ bị mềm, nhão và ăn không ngon. Cách tốt nhất là những quả mà khi bổ ra làm đôi sẽ thấy hạt cau vừa kín là được, có thể sử dụng móng tay để bấm thử, nếu cứng quá thì loại ra luôn.

Công đoạn tiếp theo sẽ nhặt từng quả, dùng vật cứng như chày hoặc khúc gỗ đập mạnh sẽ lấy được phần hạt của cau. Sau đó, đem số hạt này ngâm vào nước đã pha với chanh và muối, rửa 3-4 lần. Rồi lại đem luộc 3 lần với nước có muối và chanh để hạt cau không còn chát và hạt trắng, mỗi lần 5-10 phút.

Tiếp tục, người làm sẽ ướp với đường, có thể sử dụng đường vàng để màu lên sẽ đẹp hơn. Sau đó, chúng sẽ bỏ và nồi và đun lửa nhỏ đến khi chúng sền sệt thì lấy ra rồi phơi nắng là xong.

Ít ai biết rằng, loại quả tưởng không ăn được và toàn bỏ đi, chế biến theo kiểu này bỗng thành đặc sản "cháy hàng" - Ảnh 4.

Mứt từ loại quả này giá dao động từ 150.000 - 160.000 đồng/kg.

Theo tìm hiểu, quả cau kiểng là một trong những vị thuốc có thể chữa được bệnh tiểu đường. Lương y Hứa Hiền Quang (Quận 1, TP.HCM) cho biết ông đã sử dụng quả cau kiểng kết hợp với quả cóc để điều trị cho một bệnh nhân bị đái tháo đường. Theo đó, bệnh nhân đã kết hợp với chế độ ăn uống ít đạm, đường và thường xuyên tập thể dục. Vậy mà, một thời gian căn bệnh đó có thể khỏi hẳn.

Theo Anh Thư
https://danviet.vn/it-ai-biet-rang-loai-qua-tuong-khong-an-duoc-va-toan-bo-di-che-bien-theo-kieu-nay-bong-thanh-dac-san-chay-hang-20210508222332608.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại913,053
  • Tổng lượt truy cập90,976,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây