Thực hiện Chỉ thị của Bộ NN-PTNT và Kế hoạch của UBND TP. Hà Nội về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, từ vụ xuân 2021, Sở NN-PTNT Hà Nội đã chỉ đạo tổ chức diệt chuột bảo vệ sản xuất.
Vụ xuân 2021, ngành nông nghiệp Hà Nội đã diệt được gần 2,5 triệu con chuột. Nhờ vậy, diện tích cây trồng bị chuột gây hại giảm 24,6%, từ trên 594ha còn 146ha.
Năm 2021, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tập huấn cho 2.000 nông dân trực tiếp sản xuất về tác hại của chuột, quy luật hoạt động, đặc tính, thói quen của chuột và hướng dẫn các biện pháp diệt chuột.
Bên cạnh đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cũng tiến hành phổ biến nông dân cách đặt bẫy bán nguyệt không cần mồi, cách làm mồi và đặt mồi bằng thuốc có chứa hoạt chất Warfarin....
Chị Nguyễn Thị Kim Dung, nhân viên trồng trọt và bảo vệ thực vật xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên cho biết, để đạt hiệu quả cao nhất, mỗi vụ xã tổ chức diệt chuột tập trung vài ba lần.
Lượt đầu trước khi gieo mạ và bắt đầu cấy, đến khi lúa đẻ nhánh bẫy tiếp lượt thứ ba, thời gian còn lại hướng dẫn người dân sử dụng bẫy bán nguyệt. Nếu làm theo đúng quy trình, giảm được tỉ lệ chuột phá hoạt lên tới 95%.
Cũng theo chị Nguyễn Thị Kim Dung, bẫy bán nguyệt được người dân ưu tiên sử dụng nhiều nhất, hiệu quả cao vì dễ sử dụng, chi phí thấp, thu gom được chuột sau khi chết. Đối với thuốc diệt chuột chết chậm nên bẫy vào thời gian chuẩn bị gieo mạ là tốt nhất.
Theo bà Trí Thị Khuyên, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đan Phượng, để đạt hiệu quả cao, Trạm phối hợp với các xã và bà con nông dân tiến hành tổ chức diệt chuột tập trung trên toàn bộ diện tích canh tác, các khu dân cư, công nghiệp, khu canh tác khó khăn chuột trú ngụ nhiều.
Song song với đó, đơn vị cũng tiến hành hỗ trợ bẫy bán nguyệt cho toàn bộ 16 xã và thị trấn của huyện Đan Phượng để diệt chuột trong suốt mùa vụ.
Bà Khuyên chia sẻ, việc diệt chuột bằng thuốc có ưu điểm áp dụng được trên diện rộng, diệt được số lượng lớn, nhưng có nhược điểm phải đi tthu gomm xác chuột nên dù ít hay nhiều vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới môi trường.
Với diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt, nhược điểm là mất nhiều công đi đặt và thu bẫy, không áp dụng được trên diện tích lớn, nhưng ưu điểm sử dụng bẫy được nhiều lần và không hưởng tới môi trường.
Ông Nguyễn Đức Dũng, nhân viên trồng trọt và bảo vệ thực vật xã Phương Đình, huyện Đan Phượng khuyến cáo, việc sử dụng thuốc để bẫy chuột mang lại hiệu quả tốt hơn và dễ sử dụng hơn, nhưng chỉ nên làm tập trung vào một vài thời điểm. Trong khi đó, bẫy bán nguyệt sử dụng được suốt cả mùa vụ.
Tuy nhiên, để sử dụng tốt bẫy bán nguyệt, bà con nông dân cần được tập huấn về đặc tính, thói quen, đường đi của chuột mới có thể sử dụng thành thạo được bẫy hiệu quả.
Kinh nghiệm của ông Nguyễn Đức Dũng, nông dân, HTX nên kết hợp cả 2 hình thức diệt chuột tập trung, đó là dùng cả thuốc bả và bẫy để mang lại hiệu quả cáo nhất.
Ngọc Huyền/https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã