Học tập đạo đức HCM

Kết quả chuyển giao hình thức sạ lúa theo khóm thông qua mô hình canh tác lúa thông minh tại một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ hai - 06/09/2021 06:43
Với kết quả vượt xa về năng suất và hiệu quả kinh tế của ruộng lúa sạ khóm so với các hình thức xuống giống khác, mô hình ruộng lúa sạ khóm rất cần được nhanh chóng nhân rộng. Trên cơ sở đó, Ban cố vấn Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã thống nhất đề nghị Ban chỉ đạo Chương trình đưa hình thức sạ khóm lồng ghép vào mô hình canh tác lúa thông minh trong kế hoạch thực hiện năm 2022.

Vụ Hè Thu năm 2021, trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền về triển khai chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình sạ lúa theo khóm đã được lồng ghép trong mô hình canh tác lúa thông minh và thực hiện tại 04/13 tỉnh ĐBSCL, gồm Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Qua 03 buổi hội thảo trực tuyến (26 và 27/8/2021) đánh giá kết quả mô hình canh tác lúa thông minh tại 03 tỉnh Long An, Cần Thơ và Vĩnh Long, nhiều đại biểu thuộc các cơ quan liên quan đã đánh giá khá cao kết quả của hình thức sạ khóm lồng ghép trong mô hình canh tác lúa thông minh.

Báo cáo của các địa phương triển khai mô hình như sau:

Tại Long An: năng suất ruộng lúa sạ khóm trong mô hình canh tác lúa thông minh đạt 6,26 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng (sạ lan) 0,44 tấn/ha (7,5%) và lợi nhuận đạt 22.814.000 đồng/ha, cao hơn so với ruộng đối chứng 7.865.000 đồng/ha (52,6%).

Điều đặc biệt là, ngay trong mô hình canh tác lúa thông minh, nhưng với hình thức sạ lan thì lúa đổ sập hoàn toàn, nhưng với hình thức sạ khóm thì lúa không bị đổ ngã.

Tại Cần Thơ: Năng suất ruộng lúa sạ khóm trong mô hình canh tác lúa thông minh đạt 7,54 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng 0,54 tấn/ha (7,7%) và lợi nhuận đạt 28.823.000 đồng/ha, cao hơn so với ruộng đối chứng 5.016.000 đồng/ha (21%). Năng suất bình quân ruộng lúa đối chứng (sạ lan, sạ hàng, cấy) là 7,00 tấn/ha, lợi nhuận 23.807.000 đồng/ha.

Nếu so với ruộng lúa cấy thì năng suất ruộng lúa sạ khóm cao hơn 0,2 tấn/ha và đặc biệt là hiệu quả kinh tế ruộng lúa sạ khóm cao hơn so với ruộng lúa cấy 8.583.000 đồng/ha (42,4%).

1 16

Ruộng lúa sạ theo khóm (54 kg/ha) tại Vĩnh Thạnh – Cần Thơ vụ hè thu 2021

Tại Vĩnh Long: Năng suất ruộng lúa sạ khóm trong mô hình canh tác lúa thông minh đạt 7,1 tấn/ha, chỉ cao hơn 0,1 tấn/ha so với năng suất bình quân ruộng lúa đối chứng (sạ lan, sạ hàng và cấy) đạt 7,00 tấn/ha; tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh tế thì ruộng lúa sạ khóm vẫn đạt cao nhất (29.720.000 đồng/ha), cao hơn 3.244.000 đồng/ha (12%) so với hiệu quả kinh tế bình quân ruộng lúa đối chứng chỉ đạt 26.476.000 đồng.

Mặt khác, mặc dù năng suất ruộng lúa sạ khóm chỉ đạt 7,1 tấn/ha, thấp hơn 0,2 tấn/ha so với năng suất ruộng lúa cấy đạt 7,3 tấn/ha nhưng hiệu quả kinh tế ruộng lúa sạ khóm vẫn cao hơn, đạt 29.720.000 đồng/ha, cao hơn 3.431.000 đồng/ha so với hiệu quả kinh tế ruộng lúa cấy chỉ đạt 26.289.000 đồng/ha (13,1%).

Như vậy, qua kết quả mô hình canh tác lúa thông minh triển khai tại các tỉnh Long An, Cần Thơ và Vĩnh Long vụ Hè Thu 2021, cho thấy:

- Năng suất lúa sạ khóm bình quân đạt 7,00 tấn/ha, cao hơn 0,40 tấn/ha (6%) so với năng suất bình quân ruộng lúa ngoài sản xuất (sạ lan, sạ hàng, cấy) đạt 6,6 tấn/ha;

- Hiệu quả kinh tế ruộng lúa sạ khóm đạt 27.119.000 đồng/ha, cao hơn 5.375.000 đồng/ha (24,7%) so với hiệu quả kinh tế bình quân ruộng lúa ngoài sản xuất (sạ lan, sạ hàng, cấy) chỉ đạt 21.744.000 đồng/ha;

- Năng suất ruộng lúa sạ khóm và ruộng lúa cấy là ngang nhau, nhưng hiệu quả kinh tế ruộng lúa sạ khóm luôn cao hơn so với ruộng lúa cấy do tiết kiệm được chi phí công gieo mạ và cấy khá cao (3.000.000 – 3.500.000 đồng/ha);

- Điều đặc biệt là, ruộng lúa sạ theo khóm hạn chế được tình trạng lúa đổ ngã khi gặp gió, mưa lớn giai đoạn trổ - chín, hiện tượng thời tiết rất dễ gặp trong vụ Hè Thu và Thu Đông hàng năm; do đó hạn chế được tình trạng thất thoát khi thu hoạch, thậm chí có thể mất trắng khi đổ ngã vào giai đoạn lúa chưa ngậm sữa.

2 13
Ruộng lúa sạ theo khóm hạn chế được tình trạng lúa đổ ngã khi gặp gió, mưa lớn giai đoạn trổ - chín

Với kết quả vượt xa về năng suất và hiệu quả kinh tế của ruộng lúa sạ khóm so với các hình thức xuống giống khác, mô hình ruộng lúa sạ khóm rất cần được nhanh chóng nhân rộng. Trên cơ sở đó, Ban Cố vấn Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã thống nhất đề nghị Ban chỉ đạo Chương trình đưa hình thức sạ khóm lồng ghép vào mô hình canh tác lúa thông minh trong kế hoạch thực hiện năm 2022.

Ông Phan Văn Tâm – Giám đốc maketing Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Trưởng Ban tổ chức Chương trình cũng thống nhất đề xuất thực hiện mô hình lúa sạ khóm trên tất cả 13 tỉnh vùng ĐBSCL trong năm kế hoạch 2022, đồng thời đề xuất Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền có giải pháp hỗ trợ máy sạ khóm để các địa phương thực hiện mô hình./.

Ngô Văn Đây/www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại875,272
  • Tổng lượt truy cập90,938,665
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây