Theo Hội Nông dân tỉnh Đăk Lăk, mô hình liên kết trồng cây mắc ca của Công ty Cổ phần DAMACA Nguyên Phương đã tạo ra hiệu quả rất tốt, hỗ trợ rất nhiều cho nông dân trồng mắc ca. Gần 300 hộ dân tại xã Krông Năng đã thực hiện liên kết sản xuất và được công ty cam kết thu mua với giá cao. Riêng năm 2019, đơn vị này đã chi hơn 8 tỷ đồng thu mua nguyên liệu trong dân.
Chia sẻ với Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, chị Nguyễn Thị Thu Phương – Tổng Giám đốc Công ty CP DAMACA Nguyên Phương cho biết, công ty là đơn vị tiên phong tại địa phương tổ chức liên kết với nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ cho người dân, cam kết thu mua giá cao hơn giá thị trường. Từ sản phẩm thô, đơn vị đã nghiên cứu cho ra đời 3 dòng sản phẩm mắc ca sấy, mắc ca sô cô la và dầu mắc ca, nâng giá trị sản phẩm tăng thêm 30%.
Chị Nguyễn Thị Thu Phương cho biết thêm, chị đến với ngành hàng mắc ca vừa là cái duyên, vừa là trăn trở từ chính gia đình mình. Trước đây gia đình có khoảng 3 ha cây mắc ca nhưng không có đầu ra, hoặc bán với giá rất thấp. Tại địa phương, nhiều hộ nông dân cũng lâm cảnh tương tự.
Trải qua một thời gian ấp ủ, Phương quyết mày mò nghiên cứu, thành lập công ty chế biến và liên kết sản xuất thu mua mắc ca cho người dân. Hiện nhà máy của công ty có công suất 200 tấn/năm, tạo công ăn việc cho 10-20 lao động thường xuyên tại địa phương.
Tham quan mô hình cây trồng mắc ca đạt chuẩn và cơ sở chế biến quả mắc ca tại đây, đồng chí Thào Xuân Sùng đánh giá cao cách làm mạnh dạn của công ty. Đồng thời, bày tỏ đơn vị cần tăng cường liên kết chặt chẽ với nông dân, đảm bảo tính sản xuất bền vững, tăng chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
Để nâng cao giá trị hơn, công ty cần đầu tư sâu công nghệ sản xuất để tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đáp ưng nhu cầu "thượng đế" là người tiêu dùng.
Chia sẻ những khó khăn, vướn mắc, chị Nguyễn Thị Thu Phương nói: "Mắc ca là cây trồng mới, chưa có quy chuẩn nhất định. Qua đây, mong muốn Trung ương Hội Nông dân quan tâm, hỗ trợ nông dân xây dựng quy chuẩn sản xuất mắc ca. Việc này không chỉ hỗ trợ nông dân, mà còn giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc xây dựng thương hiệu mắc ca chất lượng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng để xuất khẩu. Đồng thời, nguồn vốn đề đầu tư công nghệ chế biến sâu, vốn còn thiếu nên rất cần sự hỗ trợ từ Hội. Riêng tại địa phương, HTX và công ty vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ".
Để đảm bảo tính hiệu quả, phát triển bền vững của mô hình theo hướng có lợi cho bà con nông dân, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: "Đối với cấp Hội cơ sở, tới đây cần làm việc với địa phương, tổ chức thành lập Tổ chi hội nghề nghiệp 3 trong 1, liên kết chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã và công ty. Trong đó, công ty là bà đỡ giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, tăng chuỗi giá trị. Đồng thời, Hội sẽ tăng cường hỗ trợ cho đơn vị trong xúc tiến thương mại, kết nối với doanh nghiệp lớn chia sẻ về công nghệ".
Theo Lê Kiên. Dân Việt
https://danviet.vn/mo-hinh-lien-ket-trong-mac-ca-o-dak-lak-co-gi-dac-biet-ma-chu-tich-tu-hoi-nong-dan-an-tuong-20200926202613202.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã