Học tập đạo đức HCM

Ngày mai, vải sớm Tân Yên lên đường sang Nhật Bản, quy trình xử lý cải tiến giúp vải tươi như vừa hái ở vườn

Thứ ba - 25/05/2021 22:52
Bất chấp những khó khăn do tác động của dịch Covid-19, ngày mai, những lô vải sớm Tân Yên của tỉnh Bắc Giang lần đầu tiên được xuất khẩu sang Nhật Bản. Năm nay, nhờ những cải tiến đáng kể trong quy trình xử lý khử trùng vải thiều giúp chất lượng vải được bảo quản tốt hơn so với năm ngoái.

Cải tiến quy trình xử lý vải xuất khẩu sang Nhật Bản, chất lượng được phía Nhật khẳng định tốt

Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT) cho biết, ngày mai, 26/5, sẽ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu lô vải sớm đầu tiên của Tân Yên (Bắc Giang) sang Nhật Bản với số lượng khoảng 15 tấn, đó là Công ty Ameii, Toàn Cầu và Chánh Thu.

Được biết, vải sớm Tân Yên xuất khẩu đi nhật đều được xử lý bằng Methyl Bromide tại cơ sở xử lý của Công ty Toàn Cầu.

Cơ sở xử lý này đã được phía Nhật Bản công nhận từ năm ngoái và năm nay tiếp tục được công nhận.

"Có một nét mới trong xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản năm 2021 là do điều kiện dịch Covid-19 nên năm nay phía Việt Nam thực hiện giám sát xử lý theo quy trình tạm thời mà hai bên đã thống nhất. 

Cục Bảo vệ thực vật sẽ triển khai bố trí nhân lực và thiết bị phục vụ việc giám sát và kiểm dịch thực vật, cấp giấy chứng nhận ngay tại cơ sở của Công ty Toàn Cầu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu vải thiều của doanh nghiệp" - ông Hiếu cho biết. 

Ngày mai, vải sớm Tân Yên lên đường sang Nhật Bản, quy trình xử lý cải tiến giúp vải tươi như vừa hái ở vườn - Ảnh 1.

Dây chuyền xử lý vải xuất khẩu sang Nhật Bản được cải tiến, giúp vải Bắc Giang đảm bảo sự tươi ngon khi sang Nhật Bản.

Đặc biệt, để nâng cao chất lượng vải thiều sau khi xử lý để xuất khẩu sang Nhật Bản, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch cải tiến quy trình, cơ chế sau xử lý để khắc phục khuyết điểm của xử lý Methyl Bromide là phá hủy mạnh màng tế bào.

"Nhờ đó, năm nay vải được bảo quản tốt hơn hẳn năm ngoái, sau khi những lô vải đầu tiên của Hải Dương đến Nhật Bản, phía Nhật Bản đã kiểm tra và phản hồi chất lượng vải rất tốt, đảm bảo sự tươi ngon" - ông Hiếu nói.

Cũng theo ông Hiếu, từ khi chưa kết thúc vụ vải năm 2020, Cục Bảo vệ thực vật, Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch đã bắt tay vào việc cải tiến quy trình xử lý khử trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản  cho vụ thu hoạch 2021.

Theo đó, phía Cục Bảo vệ thực vật đã đàm phán với đối tác Nhật Bản thay đổi phương án xử lý thùng carton sang rổ nhựa.

"Chỉ một thay đổi nhỏ như thế nhưng cũng mang lại tác dụng rất lớn, giúp giảm bớt thời gian sơ chế sau xử lý do có thể nhúng luôn rổ vào nước rửa; giảm bớt chi phí đồng thời giúp phân bố thuốc đều hơn khi xử lý và thông thoáng hơn sau xử lý, giúp giảm thời gian chờ đợi" - ông Hiếu khẳng định. 

Ngày mai, vải sớm Tân Yên lên đường sang Nhật Bản, quy trình xử lý cải tiến giúp vải tươi như vừa hái ở vườn - Ảnh 2.

Ngày mai, 26/5, vải sớm Tân Yên (Bắc Giang) sẽ lên đường sang Nhật Bản.

Xuất khẩu sang Nhật Bản, giá vải cao hơn 7.000 - 10.000 đồng/kg

Cũng theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, việc xuất khẩu vải sớm Tân Yên sang Nhật Bản đã góp phần giúp thị trường tiêu thụ vải sôi động hơn.

Qua khảo sát cho thấy, giá thu mua vải xuất khẩu sang Nhật Bản tại vườn nằm trong khoảng 22.000 - 30.000 đồng/kg, tương đương năm ngoái, cao hơn giá thu mua ngoài chợ khoảng 7.000 - 10.000 đồng/kg.

Đáng chú ý, nhờ thông tin vải sớm Tân Yên xuất khẩu sang Nhật Bản mà giá vải cân ngoài chợ đã tăng từ 15.000 - 18.000 đồng/kg lên 17.000  - 20.000 đồng/kg.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trong khâu xử lý vải xuất khẩu sang Nhật Bản, ông Hiếu cho biết, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch theo 5K, phối hợp với địa phương từ sớm để tạo điều kiện cho các đơn vị vừa chống dịch vừa sản xuất, cán bộ yên tâm vào vùng dịch làm việc.

 

  • Theo Khánh Nguyên
  • https://danviet.vn/ngay-mai-vai-som-tan-yen-len-duong-sang-nhat-ban-quy-trinh-xu-ly-cai-tien-giup-vai-tuoi-nhu-vua-hai-o-vuon-20210525191410519.htm
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm58
  • Hôm nay12,330
  • Tháng hiện tại67,088
  • Tổng lượt truy cập101,826,631
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây