Được biết, Cobtain là dự án sáng tạo có tên: "Nguồn sống từ cùi bắp", với ý tưởng tạo ra sản phẩm từ cùi bắp (lõi ngô) của 8 bạn trẻ tuổi từ 13-17 tuổi, là học sinh của các trường BVIS, Concordia, BIS, Archimedes và Chu Văn An (Hà Nội) với mong muốn giảm thiểu rác thải thông qua tái chế và kích cầu các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên phục vụ nông nghiệp.
Chia sẻ về ý tưởng tái chế lõi ngô, Hạnh Linh, một trong 8 thành viên của Cobtain cho biết, ý tưởng tái chế lõi ngô thành các sản phẩm có ích xuất hiện sau chuyến tham quan Mộc Châu (Sơn La) từ mùa hè năm ngoái.
"Khi đến Mộc Châu, chúng em thấy ở đó người dân trồng rất nhiều ngô để phục vụ chăn nuôi, tuy nhiên, sau khi lấy hạt xong, lõi ngô được vứt bừa bãi ra môi trường, trong khi qua thông tin trên mạng internet thì ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, lõi ngô đã được tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích, bán với giá rất đắt nên chúng em nảy ra ý tưởng tái chế những chiếc lõi ngô có vẻ "cùi bắp" này" - đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Được biết, khi bắt tay vào nghiên cứu, các bạn trẻ gặp không ít khó khăn, từ lúc lên ý tưởng đến lúc đi vào sản xuất, kinh doanh phải mất thời gian 1 năm. "Sản phẩm chúng em muốn hướng đến là phân bón cho cây trồng và thức ăn cho gia súc, mang nguồn lợi cho nông nghiệp, giảm thiểu rác thải, và góp phần thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ" - đại diện nhóm chia sẻ.
Sau thời gian nghiên cứu, cộng với sự giúp sức của các phụ huynh, hiện Cobtain đã cho ra lò 2 sản phẩm tái chế từ lõi ngô "cùi bắp", một là lõi ngô nghiền, sử dụng trong trồng nấm, hoa lan và các loại cây trồng.
Hai là viên nén lõi ngô dùng làm thức ăn cho gia súc như lợn, bò, và ngựa, đồng thời cũng dùng để ủ ấm gia súc trong thời tiết giá rét.
Theo đại diện của Cobtain, đây là 2 sản phẩm gốc thiên nhiên vì nguồn protein từ lõi ngô được tận dụng, mang lại lợi ích cho cây trông và vật nuôi.
Do lõi ngô chứa rất nhiều protein nên thường hay được sử dụng làm thực phẩm thay thế cho gia súc, đặc biệt là tại những vùng có điều kiện khắc nghiệt, không dồi dào nguồn thức ăn cho động vật. Hơn nữa, lõi ngô còn là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để trồng nấm.
Dưỡng chất giàu protein trong lõi ngô giúp nấm ngon hơn, giúp cây trồng xanh tốt hơn mà lại làm giảm thiểu rác thải vào môi trường, đồng thời đóng vai trò thay thế các loại phân bón hoá học.
Điều đáng mừng là, hiện sản phẩm viên nén lõi ngô đang đặc biệt được thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm.
"Loại viên nén này thường được dùng để rải lót sàn chuồng trong các trang trại nuôi lợn, bò, ngựa, cừu vừa có tác dụng sưởi ấm vào mùa đông, đồng thời là nguồn thức ăn giàu chất xơ và protein cho gia súc. Đặc biệt, khi ăn viên nén lõi ngô, chất thải của gia súc sẽ khô, giảm mùi, tiện lợi cho việc tái chế chất thải gia súc thành phân bón" - đại diện nhóm lý giải.
Tại phiên chợ, TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho biết rất quan tâm đến dự án Cobtain và đánh giá cao ý tưởng của nhóm bạn trẻ biết tái sử dụng những phế phẩm nông nghiệp để nuôi dưỡng và phát triển nông nghiệp, không để lãng phí một nguồn tài nguyên tưởng chừng như bỏ đi, đồng thời cho rằng cần đầu tư để phát triển dự án này.
Là thứ vứt đi ở Việt Nam nhưng ở nhiều nước lõi ngô chệm chệ xuất hiện trên các kệ hàng ở siêu thị. Bắt đầu từ năm 2016, Hàn Quốc bắt đầu nhập lõi ngô khô từ Việt Nam.
Chúng được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm hay đơn giản là luộc lấy nước uống. Giá cả của những phế phẩm Việt Nam này có giá 2000 won (40.000 đồng) một túi 5 cái.
Những lõi ngô này được tách hạt bằng tay hoặc bằng dụng cụ đảm bảo vệ sinh, giữ sạch sẽ có thể đun nước để uống.
Theo Khánh Nguyên/ Dân Việt
https://danviet.vn/nhom-10x-ha-noi-bien-loi-ngo-cui-bap-thanh-thuc-an-gia-suc-20200620120533381.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã