Học tập đạo đức HCM

Những loài chim quý hiếm qua ống kính của nhà hoạt động môi trường

Thứ ba - 07/04/2020 11:32
Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ ảnh của nhà hoạt động môi trường Nguyễn Xanh. Đây là bộ ảnh chụp những loài chim quý đang hiện hữu ở Việt Nam.

Đây là Khướu mào cổ trắng (White-collared Yuhina). Loài chim này chỉ có tại vùng núi cao khu vực Tây Bắc. Khướu mào cổ trắng là loài có kích thước tương đối lớn trong nhóm khướu mào (khoảng 16 cm). Chim nổi bật với mào dựng có mảng trắng lớn, nhiều sọc nhạt màu nhỏ ngang tai, thân trên và ngực trên màu nâu xám, cánh đen và bụng trắng nhạt.

Khướu mào họng đốm (Stripe-throated Yuhina). Ảnh chụp tại dãy núi Fansipang. Phân bố tại các vùng núi cao Tây Bắc và Cao nguyên Lâm Đồng. Khướu mào họng đốm là loài có kích thước lớn trong nhóm khướu mào (khoảng 15cm). Chim có mào màu xám tro, dựng và cong về phía trước, ngực màu nâu nhạt với nhiều sọc đen, bộ lông phần lớn màu nâu xám với sọc vàng đậm ở trên cánh. Chim trống và chim mái giống nhau.

Chích chòe nước đốm trắng (Spotted Forktail) tại Đà Lạt. Loài này phân bố tại vùng núi phía bắc và cao nguyên Lâm Đồng. Đây là loài chim sống định cư dọc theo các suối đá ở vùng rừng núi, nơi có độ cao khoảng 900-2.500m. Loài chim này thường được tìm thấy ở Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...

Một đôi chim Bách thanh vằn (Tiger shrike). Ảnh chụp tại vườn nhãn ngoại thành Hà Nội. Bách thanh vằn được tìm thấy trong môi trường sống rừng ở khắp phía đông châu Á. Nó là một con chim thường đơn độc nhút nhát, ít bị chú ý hơn so với hầu hết các chim bách thanh khác. Giống như chim bách thanh khác, chúng là loài ăn thịt, chúng ăn động vật nhỏ. Tổ của nó được xây dựng trên cây và chim mái đẻ mỗi lứa 3-6 trứng.

Nuốc bụng đỏ (Red-headed Trogon) chụp tại Di Linh (Lâm Đồng). Bộ lông nhìn chung có màu nâu đỏ. Chim mái và chim đực đều có một hình lưỡi liềm trắng ở ngang trên ngực. Khi bay dễ thấy lông đuôi ngoài màu trắng. Chim trống có đầu mỏ tối và phần thân dưới màu đỏ tươi. Có nhiều sọc lượn sóng màu xám ở lông bao cánh. Chim mái thì đầu và ngực trên có màu nâu nhạt. Có những vằn lượn sóng màu nâu sẫm ở lông bao cánh. 

Loài chim này phân bố khắp các vùng rừng trong cả nước. Độ cao phân bố trong khoảng 50-2.600 mét.

Khướu đầu đỏ má xám (Silver-eared Laughingthrush). Đây là loài đặc hữu vùng Tây Bắc. Rất ít tài liệu nói về loài chim này bởi nó còn tồn tại rất ít trong tự nhiên. 

Hoét mặt đỏ (Japanese Robin) Loài chim này di cư từ phương Bắc về đến Việt Nam. Chim trống có đặc điểm mặt và ngực màu vàng hung tươi rất dễ nhận. Chim mái màu nâu hung nhạt, và không có dải đen ở ngực như chim đực. Loài chim này phân bố chủ yếu ở Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng thường sống trong những khu rừng xanh, độ cao khoảng 1.500m, đôi khi có thể gặp ở vườn.

Một chú Khướu được chụp tại Cao nguyên Lâm Đồng

Chim Cu rốc họng vàng (Golden- Throated Barbet) được chụp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Loài này hiện đang được phân chia thành loài  2 loại: Psilopogon auricularis được tìm thấy ở Trung và Tây Nguyên trong khi Barbet Psilopogon franklinii vàng được tìm thấy ở miền Bắc.

Chích đớp ruồi mặt đen (Black Faced Warbler) là loài chích nhỏ (chỉ khoảng 10 cm). Chim nổi bật với mảng lông vàng lớn ở lông mày và cổ, mặt đen, đỉnh đầu, gáy và phần ngang ngực trên màu xám nhạt, ngực dưới và bụng màu trắng, và lông bao đuôi dưới hơi vàng. Chim trống và mái giống nhau. Ảnh được chụp tại dãy núi Fansipang.

Khướu đuôi đỏ (red-taild Laughingthrush). Loài chim này phố biến ở các vùng núi phía Bắc và cao nguyên Kon Tum.

Hoét xanh (Blue Whistling Thrush) được chụp tại Tam Đảo. Hoét xanh có bộ lông màu xanh da trời đậm pha tím với những điểm trắng trên thân. Bụng và phần dưới đuôi cùng màu nhưng không có điểm trắng và cánh có tông màu xanh da trời hơi khác so với thân. Mỏ chim có thể màu vàng hoặc màu đen. Chim trống và mái giống nhau.

Chim Đuôi cụt bụng đỏ (Fairy Pitta) là loài di cư từ phương Bắc xuống Việt Nam. Đây là một loài chim dạng sẻ nhỏ. Nó ăn sâu, nhện, côn trùng, sên, ốc. Chim này được phân loại như là dễ bị tổn thương (theo BirdLife International), với số lượng ước tính từ 2.500 đến 10.000 cá thể. Số lượng suy giảm nhanh chóng do nạn phá rừng trong phạm vi sống của nó, chủ yếu do nông nghiệp và lấy gỗ. Ảnh chụp tại Mã Đà (Đồng Nai).

Nguyễn Xanh/ Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm147
  • Hôm nay18,456
  • Tháng hiện tại998,081
  • Tổng lượt truy cập91,061,474
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây