Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là định hướng lâu dài phát triển nền nông nghiệp của tỉnh. Trong những năm vừa qua nhiều, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chính sách, thu hút mọi nguồn lực để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với một số loại cây trồng, vật nuôi đặc thù của tỉnh, nhằm tạo thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản, hướng tới những loại nông sản có chất lượng cao, xuất khẩu được sang những thị trường khó tính như Mỹ, EU. Đã có nhiều công ty và nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Điển hình như trang trại Sun and Wind của Công ty Cổ phần Nắng và Gió, tại thôn Phú Thạnh, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn.
Trên diện tích 50 ha, từ mảnh đất khô cằn, bạc màu, qua quá trình đầu tư cải tạo đã trở thành vùng đất xanh tươi, công ty đã tiến hành trồng một số loại cây ăn trái đặc thù như nho (9 ha), táo (4 ha), và một số cây ngắn ngày như nha đam (10 ha), dưa lưới (2 ha). Tất cả các loại cây trồng trong công ty đều ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước, ngoài nguồn nước tưới lấy từ các kênh mương hiện hữu, công ty đã chủ động đào thêm hồ để tích nước tưới cho cây trồng vào mùa khô. Trong đó mô mình trồng dưa lưới trong nhà màng trên diện tích 2 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP và bắt đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường.
“Từ hai sào dưa trồng lưới theo tiêu chuẩn GlobalGAP, năng suất đạt từ 2,5 đến 3 tấn, quả dưa có vị ngọt thanh và mùi hương rất dễ chịu, giá bán tại vườn là 65.000 đồng/kg. Sau khoảng hơn 2 tháng trồng, trừ chi phí vật tư, giống, công lao động, công ty có mức lãi khoảng 30 triệu/sào”- anh Hoàng Xuân Hậu, giám đốc công ty chia sẻ.
Mô hình dưa lưới trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại Công ty CP Nắng và Gió
Sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP được thị trường đón nhận, tuy nhiên do giá bán cao hơn so với mặt hàng nông sản cùng loại, nên lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa còn hạn chế. Với mục tiêu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, với vai trò là đầu tàu trong liên kết với hộ dân, chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GlobalGAP, đẩy mạnh khâu quảng bá, thông tin về sản phẩm, tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Với những thành công từ thử nghiệm ban đầu, trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đầu tư, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp sạch.
Nguyễn Xuân Hào - Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã