Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp miền Trung chuyển dịch bền vững

Thứ tư - 02/06/2021 22:30
Các công trình thủy lợi, hạ tầng thuộc Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung góp phần rất lớn tái cơ cấu nông nghiệp miền Trung theo hướng bền vững.
Cánh đồng măng tây xanh mướt trong mùa khô nhờ hệ thống tưới tiết kiệm tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: K.S.

Cánh đồng măng tây xanh mướt trong mùa khô nhờ hệ thống tưới tiết kiệm tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: K.S.

Dự án được triển khai tại 6 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận với mục tiêu cải thiện sinh kế và mức sống của người dân nông thôn tại các tỉnh miền Trung.

Với tổng số vốn 92,5 triệu USD, tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống cơ sở hạ tầng của dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hơn 1 năm, góp phần tạo nên diện mạo mới cho các vùng nông thôn miền Trung.

Ông Lê Văn Hiến, Trưởng Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết: “Sau 6 năm thi công, được triển khai thực hiện từ năm 2014, đến năm 2020, dự án đã thi công hoàn thành 26 tiểu dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm 38 các hạng mục, nâng cấp đầu mối các công trình thủy lợi cũng như hệ thống kênh mương, đã nâng cấp được 350km kiên cố hóa kênh mương, hơn 150km đường bê tông giao thông nông thôn. Các dự án đã hoàn thành và đưa vào phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững cho các tỉnh miền Trung, đang bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu, được nhân dân trong vùng dự án, nhà tài trợ đánh giá rất cao”.

Nhờ sự hiệu quả và thiết thực, bà con nông dân ở các vùng dự án đã không còn nỗi lo canh cánh sau mỗi mùa mưa lũ qua đi. Đó là những cánh đồng thanh long ở Bình Thuận, những khu vực sản xuất nho, táo, măng tây công nghệ cao tại Ninh Thuận trù phú, xanh mát ngay trong mùa khô. Cái nắng khô hạn hay cảnh lũ ngập mênh mông không còn là nỗi ám ảnh thường trực của người dân tại vùng đất khắc nghiệt.

Thừa Thiên - Huế là một trong 6 tỉnh có mặt trong vùng dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung giai đoạn 2. Tại các địa bàn thấp trũng của tỉnh, tình trạng lũ lụt xảy ra thường xuyên khiến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn bao năm qua.

Ông Hồ Đắc Xã, sinh sống ven sông Đại Giang (Xã Vinh Thái, huyện Phù Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ, ông đã từng trải qua cảnh tượng mất mùa vì nước ngập trắng đồng ruộng nhiều năm liền, song từ khi tuyến đê giao thông Đại Giang - Cống Quan đi vào hoạt động, hiệu quả sản xuất của bà con nông dân nơi đây đã đổi khác.
Đê Đại Giang (tỉnh Thừa Thiên - Huế) bảo vệ đồng ruộng mùa mưa bão, ngăn mặn, tiêu thoát lũ. Ảnh: T.T.

Đê Đại Giang (tỉnh Thừa Thiên - Huế) bảo vệ đồng ruộng mùa mưa bão, ngăn mặn, tiêu thoát lũ. Ảnh: T.T.

“Khi có con đê sông Đại Giang, nhân dân chúng tôi ở đây hưởng lợi rất nhiều mặt. Đồng ruộng trước đây chỉ làm được một vụ vì đê chưa được đảm bảo. Sau khi con đê Đại Giang được xây mới, nhân dân chúng tôi canh tác được 2 vụ, đem lại nhiều lợi nhuận cho kinh tế gia đình. Chúng tôi có thêm con đường đi lại, rất thuận tiện cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa”, ông Hồ Đắc Xã cho hay.

Vùng đất Thừa Thiên - Huế là địa phận mà người nông dân từng vất vả “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”. Nay với hệ thống đê bảo vệ đồng ruộng và tuyến đường giao thông huyết mạch, người dân đã bớt đi sự vất vả, cực nhọc, hình thành lối canh tác có năng suất cao, tạo tiền đề ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. 

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết, Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung đã giúp phát huy các tiềm năng của các tỉnh miền Trung, giải quyết vấn đề hạn hán và thiếu giao thông kết nối, vốn gây khó khăn cho các sản phẩm nông nghiệp có tính hàng hóa.

"Với việc thiết kế dự án phù hợp, sự vào cuộc tích cực của BQL Dự án nông nghiệp ở cấp Trung ương và địa phương, dự án đã giúp xử lý vấn đề nước tưới, thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa, thay đổi căn bản hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thói quen của người nông dân, bảo vệ môi trường bền vững, khơi dậy nhất tiềm năng nông nghiệp của các tỉnh miền Trung." Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn.

Thanh Hiền/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại992,092
  • Tổng lượt truy cập91,055,485
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây