Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà thành công nhờ vững quy trình phòng bệnh

Thứ ba - 11/08/2020 23:28
Với môi trường chăn nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh tại Việt Nam, sử dụng đúng, đầy đủ quy trình vắc xin sẽ giảm thiểu tối đa tổn thất cho người chăn nuôi.
Anh Lưu Xuân Phúc chia sẻ, giờ muốn nuôi gà thành công bền vững bắt buộc phải nắm vững quy trình vắc xin và phòng bệnh. Ảnh: Nguyên Huân.

Anh Lưu Xuân Phúc chia sẻ, giờ muốn nuôi gà thành công bền vững bắt buộc phải nắm vững quy trình vắc xin và phòng bệnh. Ảnh: Nguyên Huân.

Để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam, người chăn nuôi trong nước đã và đang chuyển mình để dần thích nghi được yêu cầu, đòi hỏi ngày một khắt khe mà thực tiễn đặt ra đặc biệt là về kỹ thuật phòng và trị bệnh cho gia cầm.

Để tìm được những hộ chăn nuôi gà “thuộc làu làu” quy trình phòng bệnh, tên các loại thuốc, vắc xin hay phải dùng cho một đời gà giờ không hề hiếm và anh Lưu Xuân Phúc ở xã Ngọc Thanh, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là một người chăn nuôi thế hệ mới điển hình.

Chúng tôi vào trang trại của anh Phúc khi anh không có nhà, nhưng cảm quan ban đầu khi quan sát trang trại nhận thấy ông chủ là một người sống bài bản, chỉn chu. Trang trại được thiết kế rất quy củ, khoa học, sạch sẽ và đặc biệt là tràn ngập không gian xanh và ánh sáng.

Ngồi được một lúc chúng tôi nghe thấy tiếng ô tô dần vọng vào từ cổng, bước xuống xe là một người đàn ông rắn rỏi, thân thiện với nụ cười tươi tắn nở trên môi. Sau khi biết đấy là anh Lưu Xuân Phúc, tôi vừa chào vừa đùa rằng: “Giá gia cầm đang thấp mà ông chủ tươi thế?”.

Nghe vậy, anh Phúc lại cười tươi hơn và chia sẻ: “Nuôi gà từ năm 2018 đến nay mình luôn quan niệm, đã là kinh tế thị trường việc giá cả lên xuống là chuyện hết sức bình thường, miễn tổng kết lại một năm hay một chu kỳ có lãi đều và ổn định là bền vững nhất!”.

Anh Phúc tâm sự, trước đây anh từng công tác cho một đơn vị nhà nước về nông nghiệp nên bén duyên với nghề chăn nuôi. Trong thời gian đó anh cũng chăn nuôi gà tại gia đình, vì đặc thù nghề chăn nuôi gà “bận như con mọn” nên anh Phúc đã quyết định nghỉ công việc nhà nước để tập trung và dồn tâm huyết vào công việc chăn nuôi.

Anh Phúc cũng chia sẻ, chăn nuôi gà thả vườn hiện nay khác xưa rất nhiều. Đơn cử như gia đình anh quy mô ở mức vừa cũng phải vài chục nghìn con mỗi lứa nên số vốn đầu tư vào không hề nhỏ. Chính vì vậy, người chăn nuôi phải làm thật, làm chắc và làm kỹ mới được ăn, lơ là một chút là vài trăm triệu bay đi như chơi.

So với con lợn, anh Phúc cho biết con gà còn nhiều bệnh hơn rất nhiều, từ bệnh do vi rút tới bệnh do vi khuẩn rồi ký sinh trùng. Anh Phúc tính sơ sơ từ lúc mua gà mới nở 1 ngày tuổi về úm đến khi gà 3 - 4 tháng được xuất bán phải làm cả chục loại vắc xin và thuốc phòng bệnh.
Ngoài con giống, anh Phúc cho biết quy trình vắc xin và phòng bệnh đóng vai trò quyết định đến thành công của người chăn nuôi. Ảnh: Nguyên Huân.

Ngoài con giống, anh Phúc cho biết quy trình vắc xin và phòng bệnh đóng vai trò quyết định đến thành công của người chăn nuôi. Ảnh: Nguyên Huân.

Hiện nay, với vắc xin và thuốc trang trại nhà anh Phúc đã và đang tin tưởng dùng các sản phẩm của Công ty CP Thú y xanh Việt Nam bởi tính hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh. Đặc biệt, với vắc xin thương hiệu “Gà che ô” - Medivac là một loại vắc xin cho gia cầm của Indonesia anh cực kỳ tâm đắc nên trại nhà anh dùng gần như đầy đủ bộ vắc xin của công ty này.

Anh Phúc tâm đắc nhất với vắc xin Medivac ND-G7 giúp phòng bệnh (Gà rù) Newcastle. Anh cho biết, vắc xin này có chủng G7 hoàn toàn phù hợp với chủng virus thực địa đang gây bệnh ở Việt Nam hiện nay, giúp giảm hiện tượng hen muộn, chết tỉa rất rõ so với các loại khác. Từ khi dùng vắc xin này anh thấy yên tâm hơn rất nhiều và thực tế đã chứng minh trại của anh đã đứng vững và vượt qua những đợt dịch bệnh nguy hiểm cũng như giúp trại anh tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

Anh Phúc cũng chia sẻ, tính bình quân cho 1 vạn gà chi phí vắc xin và thuốc rơi vào khoảng 10.000 - 11.000 đồng/con. Khoản chi phí này không nhỏ nhưng nó lại đóng vai trò then chốt giúp việc chăn nuôi có thành công hay không. Bởi vì nếu trường hợp không làm vắc xin hoặc làm vắc xin không chặt chẽ thì rất dễ nổ ra bệnh.

Trung bình, nếu một con gà mắc bệnh tổng tiền thuốc có thể lên đến trên 15.000 đồng/gà. Đó là chưa tính đến trường hợp gà bị mắc các bệnh nguy hiểm, dù có sử dụng thuốc nhưng không thể điều trị khỏi bệnh, hay gà bị giảm khả năng tăng trọng, sút cân bởi ảnh hưởng của thuốc, tăng chi phí nuôi, tăng ngày nuôi, xấu mã nhẹ cân mà vẫn tiêu tốn thức ăn.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đây là câu nói được ông bà ta truyền từ đời này sang đời khác. Thực sự đây là câu nói luôn chính xác trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực và chăn nuôi gà cũng không ngoại lệ. Phòng bệnh ở chăn nuôi gà đó chính là việc chủ động chủng vắc xin, tuân thủ khắt khe quy trình làm vắc xin và vệ sinh chuồng trại giúp đảm bảo àn toàn sinh học. Điều này sẽ hạn chế được dịch bệnh ngoài ý muốn và mang lại sự thành công trong chăn nuôi.

Chính vì đang làm tốt việc này, về tổng thể đến thời điểm hiện tại mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn của gia đình anh Phúc vẫn đang phát huy hiệu quả bền vững, giúp anh thêm yêu và gắn bó với nghề.

Nguyên Huân/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay22,551
  • Tháng hiện tại967,615
  • Tổng lượt truy cập91,031,008
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây