Học tập đạo đức HCM

Nuôi vịt biển ở Yên Hòa, đối tượng nuôi mới thích nghi với sự biến đổi khí hậu

Thứ hai - 10/08/2020 03:48
Vịt biển 15 – Đại Xuyên là giống vật nuôi mới do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (thuộc Viện chăn nuôi Quốc Gia) lai tạo, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận theo Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01/7/2015. Đây là giống vịt kiêm dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng, phát triển nhanh. Vịt có khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi được ở môi trường nước lợ, nước mặn nên có thể sống tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. Chăn nuôi loài vịt này không cần vốn đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, khả năng tự săn mồi rất tốt. Bởi tính năng của nó thích nghi với nhiều loại môi trường nên thích nghi với biến đổi khí hậu.

Xác định Vịt biển 15 – Đại Xuyên có thể trở thành đối tượng nuôi phát triển sinh kế, giúp người dân vươn lên làm giàu chính đáng, đặc biệt là những người dân vùng đất cát ven biển “đất mặn đồng chua” rất khó trong việc tìm mô hình phát triển kinh tế. Vì vậy, đầu năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp với UBND xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên tiến hành triển khai mô hình Chăn nuôi Vịt biển 15 – Đại Xuyên. Đây là lần đầu tiên giống vịt biển được đưa vào thực hiện mô hình trình diễn tại Hà Tĩnh với quy mô 1.500 con tại 3 hộ gia đình, thời gian thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2020. Tham gia xây dựng mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 70% con giống; 50% thức ăn hỗn hợp, thuốc thú y phòng dịch cho vịt biển; 100% kinh phí chuyển giao khoa học kỹ thuật.

111

Chủ hộ thực hiện mô hình đang giới thiệu về đàn vịt

Trong suốt quá trình thực hiện mô hình, các hộ nuôi luôn được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh theo dõi và trực tiếp hướng dẫn cụ thể, tỷ mỉ về kỹ thuật các khâu như úm vịt, chủng ngừa vaccine theo lịch, sử dụng thuốc phòng các bệnh thường gặp, bổ sung các vitamin, bcomlex,..  tăng sức đề kháng cho vịt. Vì vậy, sau 10 tuần tuổi tỷ lệ sống đàn Vịt biển 15 – Đại Xuyên bình quân đạt 98%, trọng lượng bình quân đạt 2,97 kg/con. Vịt biển thương phẩm có thịt dày, chất lượng thơm ngon.

Nhìn đàn vịt biển to béo nằm nghỉ ngơi dưới gốc cây, chị Nguyễn Thị Chiến (thôn Phú Hòa, xã Yên Hòa) phấn khởi tâm sự: “Đây là giống vịt mới, lần đầu đem vào nuôi nhưng Vịt biển 15 - Đại Xuyên này sức đề kháng rất tốt. Gia đình tôi đã nhiều năm nuôi các loại vịt cỏ, vịt cánh trắng,… nhưng chưa lứa vịt nào mà đạt tỷ lệ sống 99%, tốc độ tăng trọng nhanh như lứa này. Đàn vịt biển này tôi nuôi tới 8 tuần mà có con đạt gần 3kg. Nuôi xong lứa này, hộ chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục tái đàn khoảng 1.000 con”.

Là 1 trong 3 hộ tham gia mô hình, trại của ông Dương Văn Mến (thôn Mỹ Hòa) nằm ngay đầu cửa lạch sát bờ biển, trong quá trình nuôi thời tiết nắng nóng kéo dài, hồ thả vịt cạn nước nhanh. Để đảm bảo đàn vịt biển phát triển tốt, ông đã chủ động bơm thêm nguồn nước từ lạch vào. Ông Mến cho biết: “Giống vịt biển 15-Đại Xuyên này thích nghi rất tốt với vùng ven biển, dễ úm, dễ nuôi, nước bơm vào ao là nước lợ mà vịt vẫn bơi lội, ăn uống bình thường, đặc biệt là gặp thời tiết nắng nóng, nuôi trên vùng đất cát nhưng vịt vẫn phát triển tốt, không mắc các bệnh thường gặp ở vịt như bệnh về tiêu hóa, bệnh cắn mổ nhau. Thịt của giống vịt biển lại không có mùi hôi như các loại vịt khác, rất thơm ngon”.

Sau thời gian triển khai mô hình với 10 tuần nuôi, đàn Vịt biển 15-Đại Xuyên đạt trọng lượng xuất chuồng, các hộ nuôi đã liên hệ đầu mối tiêu thụ. Với giá bán từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, dự kiến mỗi hộ thu lợi nhuận về hơn 11 triệu đồng/lứa/500con.

Trong buổi nghiệm thu đánh giá kết quả mô hình, ông Lê Văn Danh – Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên - cho biết: “Với kết quả đạt được của mô hình như vậy, chúng tôi khẳng định đây là giống vịt thích nghi tốt với khí hậu khắc nghiệt tại địa phương, đặc biệt là trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay. Chúng tôi sẽ có đề xuất với chính quyền huyện để có những chính sách khuyến khích nhân rộng mô hình này ra địa bàn toàn huyện”.

Như vậy, Vịt biển 15- Đại Xuyên đã khẳng định được tính thích nghi cao với điều kiện tự nhiên và tập quán chăn nuôi của người dân vùng ven biển xã Yên Hòa huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Mô hình đã mở ra hướng sản xuất mới vừa tạo ra sự đa dạng giống vật nuôi trên địa bàn, vừa tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm sinh kế mới cho các hộ dân vùng ven biển, đồng thời cung ứng cho thị trường nguồn thực phẩm thay thế cần thiết trong giai đoạn hiện nay./.

Trần Liễu - Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Hôm nay18,610
  • Tháng hiện tại963,674
  • Tổng lượt truy cập91,027,067
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây