Học tập đạo đức HCM

Bộ trưởng, Thống đốc sẽ làm việc về tâm thư của chủ trại lợn 12 tỷ

Thứ bảy - 29/07/2017 04:02
Trước những vướng mắc của nông dân không vay được vốn ngân hàng dẫn tới phải vay tín dụng đen và gửi tâm thư, chuyên gia tài chính ngân hàng Bùi Kiến Thành cho rằng: Nông dân phải tìm cách tiếp cận ngân hàng, nếu khó khăn thì phải hợp nhau lại thành hợp tác xã (HTX) và phải chứng minh hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thưa ông, vừa qua một nông dân đã nhờ Báo Nông Thôn Ngày Nay chuyển bức tâm thư tới Bộ trưởng Bộ NNPTNT và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước do không tiếp cận được vốn ngân hàng. Theo ông, hiện nay nông dân và HTX đang gặp phải những khó khăn gì khi tiếp cận vốn?

 bo truong, thong doc se lam viec ve tam thu cua chu trai lon 12 ty hinh anh 1

Nông dân đang rất cần tháo gỡ về vốn vay. Ảnh: T.X

- Theo nguyên tắc, nông dân và HTX là khách hàng nên khi tiếp cận với tín dụng ngân hàng sẽ không khó khăn gì vì Nhà nước luôn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Thực tế, mối quan hệ nông dân, HTX và cán bộ tín dụng ngân hàng như thế nào, có tạo điều kiện cho khách hàng tốt nhất hay không? Thực tế cho thấy, khó khăn lớn nhất của nông dân khi vay vốn ngân hàng là không có đủ tài sản để thế chấp. Việc định giá tài sản của ngân hàng cũng chỉ bằng khoảng 70 – 80% giá trị thực của tài sản nên nông dân rất khó để vay đủ vốn cho sản xuất kinh doanh?

 bo truong, thong doc se lam viec ve tam thu cua chu trai lon 12 ty hinh anh 2

Bức tâm thư của ông Thành đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các cơ quan nhà nước. Ảnh: Trần Quang.

Bộ NNPTNT sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo thông tin của NTNN, sau khi đọc được bức tâm thư của ông Tô Hiến Thành- Nông dân Việt Nam xuất sắc ở xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã trao đổi với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng. Cả Bộ trưởng và Thống đốc đều thống nhất cần có một cuộc làm việc giữa Bộ NNPTNT và Ngân hàng Nhà nước để tháo gỡ và xử lý các khó khăn chung của nông dân, chứ không chỉ xử lý riêng trường hợp của ông Thành.
Trong một động thái khác, Bộ NNPTNT cũng sẽ họp bàn với Bộ TNMT để thống nhất sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 27 về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận trang trại cho nông dân. Đây là điểm mấu chốt khiến nhiều nông dân rất khó vay vốn.

N.L

Nông dân phải làm thế nào để có thể tiếp cận vốn ngân hàng hiệu quả nhất?

-Nông dân không có kinh nghiệm có thể thuê tư vấn, có thể thuê văn phòng luật sư tư vấn và hỗ trợ lập phương án sản xuất kinh doanh. Còn không có phương án kinh doanh, không chứng minh được hiệu quả, ngân hàng rất khó cho vay tiền. Muốn vay tiền, nông dân phải chứng minh được vay để làm gì, kinh doanh có hiệu quả hay không.

Điểm yếu của hệ thống ngân hàng hiện nay là người vay tiền không có phương án kinh doanh, ngân hàng thì không đủ khả năng kiểm soát nguồn vốn khi cho vay sẽ chảy đi đâu. Do đó, ngân hàng phải cẩn trọng vì tiền là của chủ tài khoản, họ phải trả lãi suất huy động để tiếp tục cho vay chứ có phải tiền của ngân hàng đâu.

Hiện nay, đã có Nghị định 55 về Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn nhưng mức cho vay tối đa với hộ nông dân chỉ ở 500 triệu và HTX là 1 tỷ đồng. Đây là mức được đánh giá đã lỗi thời, ý kiến của ông ra sao?

- Tôi cho rằng, ngân hàng cũng không tin tưởng người đi vay có thể chứng minh được khả năng trả nợ nên việc đưa ra định mức 500 triệu là mục đích để giảm thiểu rủi ro. Tùy theo dự án kinh doanh, nếu mở một tiệm bán hàng nông sản, trái cây thì 500 triệu là quá nhiều nhưng để đầu tư xưởng chế biến nông sản thì khoản tiền 500 triệu với nông dân lại quá ít.

Theo tôi, mấu chốt là phải xem nông dân vướng ở chỗ nào, vay đủ tiền để đầu tư sản xuất thì cần bao nhiêu nguồn vốn? Về phía ngân hàng, họ có thực sự nghiên cứu hồ sơ hay không hay lại còn phải chờ khách hàng đưa “phong bì” mới giải ngân? Tôi cho rằng, câu chuyện “phong bì” để được giải ngân hiện nay không còn nặng nề nữa bởi ngân hàng cũng rất cạnh tranh.

"Điểm yếu của hệ thống ngân hàng hiện nay là người vay tiền không có phương án kinh doanh, ngân hàng thì không đủ khả năng kiểm soát nguồn vốn khi cho vay sẽ chảy đi đâu”.

Ông Bùi Kiến Thành

 

Để nguồn vốn chảy về nông nghiệp và nông dân tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, cần có những giải pháp gì, thưa ông?

- Hiện nay, các cơ chế chính sách đã có rồi, nhưng nông dân không chứng minh được phương án sản xuất hay tài sản thế chấp thì ngân hàng cũng sẽ không cho vay. Điều quan trọng là khả năng của nông dân trình bày như thế nào về dự án sản xuất kinh doanh, có khả thi hay không, có khả năng trả nợ hay không. Ngân hàng cũng là doanh nghiệp đi kinh doanh tiền nên không phải tới đó nói là có bao nhiêu sổ đỏ, sổ xanh thì vay được tiền ngay. 

Nếu so với các nông dân ở nước khác, nông dân của Việt Nam có khó tiếp cận vốn hơn không thưa ông?

- Đúng là có khó khăn hơn, nhưng cũng do nhiều nguyên nhân như năng lực của nông dân còn hạn chế, không lập được phương án sản xuất kinh doanh, trong khi năng lực của cán bộ ngân hàng cũng chưa thực sự đồng đều để đủ khả năng thẩm định. Một khi nợ xấu còn lớn thì việc siết chặt cho vay sẽ càng khốc liệt và người nông dân sẽ càng khó tiếp cận tín dụng hơn.

Hiện nay, vốn trong ngân hàng là không hề thiếu,Việt Nam có cả một Ngân hàng Agribank với mục tiêu phục vụ khu vực nông nghiệp, nông thôn mà còn không sử dụng hết vốn phải cho vay cả ngành nghề khác.

Xin cảm ơn ông!

Ông Phạm Thanh Hùng -Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân miền Bắc:
Doanh nghiệp mong sớm tiếp cận gói 100.000 tỷ đồng

Thời gian qua, nhờ có sự hỗ trợ của các ngân hàng, Ba Huân đã mở rộng mạng lưới nhà máy, chế biến của mình. Ba Huân không chỉ được biết tới là đơn vị chế biến trứng gia cầm mà còn các sản phẩm thực phẩm khác nữa.
Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao thời gian qua vui mừng khi nghe tin có gói 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao. Chúng tôi cũng như các đơn vị khác trông đợi và mong muốn được tiếp cận sớm với gói tín dụng này. Bởi đơn giản, đầu tư vào nông nghiệp hiện tại chủ yếu là theo hướng công nghệ cao.

Ông Nhữ Đình Tú - Tổng Giám đốc Công ty Lebio Việt Nam:
Bài toán rất khó cho nông dân
Hầu hết những người đầu tư vào nông nghiệp đều tâm huyết với ngành này. Đặc biệt với những ai sinh trưởng từ nông thôn và gắn bó với ao đầm như tôi lại càng muốn có đóng góp gì đó cho ngành nông nghiệp và cho người nông dân.
Thế nhưng, thực tế, dù chính sách đã có nhưng vẫn còn nhiều trường hợp như nông dân Tô Hiến Thành (doanh thu tới 13 tỷ/năm; lợi nhuận 3 tỷ/năm) vẫn không thể vay được vốn.
Chả nói đâu xa như công ty chúng tôi, chiến lược trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh về công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi sạch nhưng rất khó khăn về vốn.
Hiện tại, nguồn vốn của chúng tôi vẫn là từ nguồn tự có, vay bạn bè, người thân và vay ngoài. Như thế, khối lượng vay sẽ không đảm bảo được nhu cầu mở rộng, phát triển.
Đây là bài toán rất khó với chúng tôi - những người đầu tư vào nông nghiệp!

Ngọc Thọ (ghi)


Theo Thanh Xuân/danviet.vn
 Tags: ngân hàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm178
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại878,012
  • Tổng lượt truy cập90,941,405
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây