Theo đó, bà con có nhu cầu chuyển đổi sang trồng ngô sinh khối sẽ được Công ty ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Khi thu hoạch, công ty sẽ hỗ trợ thu mua và trả lại phần chi phí đầu tư của công ty.
Ông Đàm Ngọc Phi - Giám đốc công ty CP cho biết, việc sử dụng cây ngô chế biến thành thức ăn gia súc bằng phương pháp ủ chua được ứng dụng mạnh tại các nước phát triển đàn gia súc nhưng tại Việt Nam, mô hình này mới chỉ bắt đầu trong những năm gần đây. Ngô sau khi ủ chua được sử dụng cho một số trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt và các trang trại nhập khẩu bò Úc nguyên con vỗ béo tại Việt Nam; đồng thời xuất khẩu sang một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản. Hiện nay, việc sản xuất ngô ủ chua không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt vào mùa khô thức ăn thô xanh cho các trại chăn nuôi bò thịt, bò sữa tập trung ở Tây Nguyên thiếu trầm trọng. Trong khi đó, đây lại là mùa thuận lợi cho việc trồng và thu hoạch ngô cây tại Phú Yên. Chính vì vậy, công ty xây dựng trụ sở tại ngã tư nông trường xã Sơn Thành Tây để thu mua toàn bộ sản phẩm ngô sinh khối của các hộ dân đang trồng ngô sinh khối nơi đây, chế biến nhằm cung cấp cho thị trường thức ăn chăn nuôi tại Tây Nguyên.
Anh Đặng Quang Cẩm là một hộ dân trồng ngô sinh khối ở huyện Tây Hòa chia sẻ, khi trồng ngô sinh khối, anh và phần đông bà con có thể canh tác được 3 vụ/năm. Tính ra 1 ha trồng ngô sinh khối cho năng suất bình quân hơn 55 tấn, với giá bán mà công ty thu mua là 900.000 – 1.000.000 đồng/tấn, anh có thu nhập khoảng 50 triệu đồng, sau khi trừ hết các chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng trong 1 năm.
Trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao hơn so với trồng ngô thu hạt truyền thống. Thời gian sinh trưởng của ngô sinh khối ngắn nên ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, thuận lợi bố trí thời vụ; kỹ thuật trồng ngô sinh khối giống như trồng ngô lấy hạt; nhu cầu thị trường ngô sinh khối rất lớn. Những yếu tố này cho thấy định hướng phát triển trồng ngô sinh khối tại địa phương là đúng đắn, đặc biệt sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chính là cơ sở để nghề trồng ngô sinh khối phát triển bền vững và ổn định.
Trần Nguyễn Lâm Viên/http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố