Ảnh minh họa |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp là khâu rất quan trọng trong tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng. Từ năm 2004, quy định quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng được triển khai có hiệu quả trong thực tiễn, góp phần vào sự tăng trưởng của ngành lâm nghiệp.
Thời gian qua, công tác nghiên cứu chọn tạo, sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó việc sản xuất giống và trồng được gần 3,5 triệu ha rừng sản xuất, là nguồn nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu, góp phần thực hiện tái cơ cấu, nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành lâm nghiệp.
Để tạo ra giống tốt cung cấp cho các chương trình trồng rừng thì công tác quản lý hoạt động bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu chọn tạo giống, khảo nghiệm giống, xuất nhập khẩu giống và sản xuất kinh doanh giống là hết sức quan trọng và cần thiết. Nội dung này đã được khẳng định tại Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ: “Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao”.
Nội dung quản lý giống cây trồng lâm nghiệp như: bảo tồn nguồn gen; nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp mới; tên giống cây trồng lâm nghiệp; nhãn giống cây trồng lâm nghiệp; khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp; kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp; xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại Pháp Lệnh giống cây trồng năm 2004.
Từ năm 2020, Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 đã được luật hóa tại Luật Trồng trọt năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Tuy nhiên, Luật Trồng trọt không điều chỉnh đối với giống cây trồng lâm nghiệp. Theo đó, từ ngày 01/01/2020 một số hoạt động quản lý giống cây trồng lâm nghiệp không được quy định tại các văn bản của pháp luật hiện hành, gồm: Quản lý và bảo tồn nguồn gen cây trồng lâm nghiệp; nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp mới; tên giống cây trồng lâm nghiệp; nhãn giống cây trồng lâm nghiệp; khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp; kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp; xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp. Vì vậy, cần có quy định pháp luật về công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đồng bộ, bảo đảm phù hợp với hệ thống quy phạm pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn.
Do đó, để quản lý hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định thì việc ban hành Nghị định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp là rất cần thiết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo Nghị định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp gồm 4 chương, 30 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo nêu rõ những quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp như: Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp; quản lý chất lượng vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp…
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Nguồn tin: chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã