Từ đó hướng tới hình thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản có quy mô lớn trong khu vực các tỉnh Bắc miền Trung.
Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại, Sở Công thương tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Công ty Cổ phần chế biến nông sản Tamico (địa chỉ tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới ) tổ chức Hội nghị mô hình trình diễn kỹ thuật dây chuyền sấy nông sản công nghệ cao.
Quảng Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng về sản xuất chế biến các loại nông sản như dứa, lạc, ngô… Tuy nhiên do các mô hình sản xuất đang theo hộ gia đình chiếm đa số, hình thức manh mún, thủ công nên các sản phẩm từ trồng trọt bán ra thị trường còn ở dạng thô, chưa qua sơ chế nên giá thấp ảnh hưởng đến chính người dân.
Trước tình hình đó, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Bình phối hợp với Công ty Tamico xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật dây chuyền sấy nông sản công nghệ cao theo đề án Khuyến công quốc gia năm 2020. Đến nay, các thống số, tiêu chí kỷ thuật đã đạt được như đề án đề ra, máy móc thiết bị vận hành ổn định, có thể đưa vào sản xuất chính thức.
Tổng chi phí đầu tư dự án khoảng 70,4 tỷ, trong đó Khuyến công quốc gia hỗ trợ 950 triệu đồng. Dây chuyền được xây dựng với công suất đạt 17.000 tấn/ năm, sản xuất, chế biến các loại nông sản, như: lạc, ngô, bột ngô, phụ phẩm chăn nuôi…
Với quy mô đầu tư tương đối lớn và sản xuất công nghệ mới, việc xây dựng mô hình tại đơn vị là hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình nông sản tỉnh Quảng Bình hiện nay. Đây cũng là tiền đề để hướng tới hình thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản có quy mô lớn trong khu vực các tỉnh Bắc miền Trung trong thời gian tới.
Nông sản sau khi thu hoạch, các đại lý thu mua sẽ chuyển thẳng đên Công ty Tamico. Tại đây nông sản sẽ được sàng lọc đất đá, rác đến rửa, làm sạch. Sau đó chuyển về nhà máy, nông sản sẽ được cân đo bằng hệ thống cân điện tử 80 tấn và đưa vào sấy, phân loại sản phẩm, đóng gói thành phẩm.
Ưu điểm của dây chuyền sấy nông sản công nghệ cao so với phương pháp sấy truyền thống là không phải chịu sự chi phối của điều kiện thời tiết, hạn chế tối đa việc hao hụt sản lượng, tăng năng suất, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh, ổn định nguồn cung các sản phẩm nông sản chất lượng, đảm bảo quy định về an toàn về sinh thực phẩm…
Sau khi dây chuyền đi vào hoạt động, sẽ tạo việc làm trực tiếp tại nhà máy cho khoảng 150 lao động; với mức lương đạt bình quân trên 6 triệu đồng/người/tháng; lợi nhuận sau thuế của công ty đạt trên 3,2 tỷ đồng mỗi năm...
Nguyễn Trung Hiểu/https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã