Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Trồng và phát triển cây ba kích tím cho đồng bào dân tộc Cơ Tu

Thứ tư - 04/08/2021 09:49
Trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, cây ba kích tím sinh trưởng, phát triển dưới tán rừng tự nhiên từ nhiều năm nay và đã tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, người dân thu hoạch chủ yếu tự phát, chưa biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản nên đã làm cho diện tích của cây trồng này ngày càng cạn kiệt.

Triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc Cơ chế khuyến khích - Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, từ năm 2017 đến 2020, UBND huyện Đông Giang sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, vốn ngân sách của huyện và nhân dân đối ứng triển khai mô hình trồng cây ba kích tím dưới tán rừng.

Mô hình được triển khai trên địa bàn 10 thôn/10 xã và thị trấn (xã Ba, Tư, Jơ Ngây, Mà Cooih, Tà Lu, Sông Kôn, Arooih, Za Hung , Ating và TT Prao) của huyện Đông Giang với 345 hộ tham gia. Sau 4 năm thực hiện, diện tích rừng ba kích trồng mới tăng 62,7 ha (năm 2017 trồng 12,3 ha; năm 2018 trồng 12,4; năm 2019 trồng 16,0 ha và năm 2020 trồng 22,0 ha).

Qua theo dõi mô hình thấy, cây ba kích tím trồng trong vườn nhà có độ tàn che 30 - 50%, dưới tán rừng tự nhiên và nơi ẩm thấp (gần suối) thì tỉ lệ cây sống cao (trên 80%), cây sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Hiện nay cây trồng từ năm 2017 và 2018 đã cho củ nhưng củ còn nhỏ vì chưa đến năm thu hoạch. Tuy nhiên diện tích ba kích tím trồng dưới tán rừng keo hay trên đất nương rẫy có độ tàn che ít (dưới 30%) thì tỉ lệ cây sống thấp hơn, cây sinh trưởng, phát triển kém hơn (đa số cây bị chết với nguyên nhân chính là do có nhiều đợt nắng nóng kéo dài trong năm).

1 9

Mô hình trồng cây ba kích tím dưới tán rừng tại thôn A Duông - TT. Prao

Kết quả đạt được của mô hình chưa như kỳ vọng nhưng thông qua mô hình, ý thức của người dân ở miền núi được nâng cao trong việc bảo vệ rừng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu bền vững trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng tự nhiên và xã hội; qua đó phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc Cơ Tu và tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

Phan Đăng Danh/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay26,094
  • Tháng hiện tại139,510
  • Tổng lượt truy cập91,313,239
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây