Doanh nghiệp, HTX tăng nhanh
Cùng với đó, Sơn La triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; ban hành, áp dụng nhiều cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân gắn với xây dựng chính quyền điện tử, nền hành chính công hiện đại được tăng cường, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Những năm qua, tỉnh đã triển khai các chính sách như: Hỗ trợ phát triển cà phê bền vững; hỗ trợ phát triển HTX trồng cây ăn quả, cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2025; Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh...
Do vậy, tốc độ phát triển các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hàng năm tăng lên đáng kể, hết năm 2008 trên địa bàn tỉnh chỉ có 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, đến hết năm 2020 con số này đã lên tới 182 doanh nghiệp, tăng 300% so với năm 2008.
Sơn La cũng đã triển khai một số chính sách hỗ trợ các hợp tác xã, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp tại các địa bàn vùng khó khăn. Đến nay, tỉnh có hơn 600 hợp tác xã đang hoạt động, với gần 30.000 thành viên. Trong số này, có hơn 500 hợp tác xã thuộc lĩnh vực trồng trọt và nông nghiệp tổng hợp, còn lại là các hợp tác xã thủy sản, lâm nghiệp, chăn nuôi…
Đáng chú ý, về công nghiệp chế biến nông sản, Sơn La đã xây dựng được nhiều cơ sở chế biến cho nhiều loại quả. Riêng về chế biến nhãn đã lên tới 455 cơ sở sơ. Các cơ sở chế biến long nhãn tiêu thụ khoảng 60% sản lượng nhãn tươi sản của tỉnh. Riêng sản phẩm long nhãn không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trên địa bàn tỉnh đã có một số nhà máy chế biến rau quả với công suất lớn. Tiêu biểu như: Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty CP Nafoods Tây Bắc tại khu công nghiệp Bó Bun huyện Mộc Châu, công suất chế biến từ 10.000 tấn rau, quả/năm, với tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng. Nhà máy hiện mới sản xuất dịch chanh leo, tiêu thụ khoảng 10.000 tấn quả/năm. Bên cạnh đó là nhà máy chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao của Công ty IC Food Sơn La. Nhà máy đã hoàn thành xây dựng nhà xưởng quy mô công suất 1.700 tấn sản phẩm sấy khô/năm.
Ưu tiên doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, xuất khẩu
Định hướng thời gian tới, Sơn La xác định tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung, cụ thể hóa và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể theo chủ trương của Đảng và các quy định của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn. Hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh. Tập trung làm lành mạnh hóa số doanh nghiệp trên địa bàn, để các doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động một cách thực chất và hiệu quả hơn, kịp thời rà soát, giải thể những doanh nghiệp đăng ký song không hoạt động, không có đóng góp cho nền kinh tế.
Theo ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, tỉnh sẽ ưu tiên thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn chế biến có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu đầu tư các nhà máy chế biến rau, quả tại khu vực huyện Yên Châu, Mường La, Thuận Châu với các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.
Cũng theo ông Công, thời gian tới, Sơn La sẽ đẩy mạnh chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất rau, quả hàng hóa, quy mô lớn, trọng tâm là phát triển rau, quả gắn với công nghiệp chế biến, kết nối với thị trường tiêu thụ; nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng rau, quả tỉnh Sơn La.
Về mặt thị trường, Sơn La sẽ cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm rau, quả. Đẩy mạnh liên kết sản xuất rau, quả theo chuỗi giá trị; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã