Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận xảy ra 16 loại hình thiên tai. Trong đó có 186 trận dông, lốc, mưa lớn xảy ra ở 43 tỉnh, thành phố. Thiên tai đã làm 47 người chết, 130 người bị thương, ước thiệt hại về kinh tế khoảng 3 nghìn 400 tỉ đồng.
Nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho thấy, trong năm nay sẽ có khoảng 11 đến 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó có 5 đến 6 cơn bão sẽ đổ bộ vào đất liền, bão muộn, cường độ lớn, dịch chuyển vào phía Nam là khu vực có cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm phòng chống thiên tai còn hạn chế; mưa lũ diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Nhật Bản, My-an-ma đang có nguy cơ gây mưa lũ lớn tại Việt Nam trong khi nhiều công trình phòng chống thiên tai như đê điều, hồ đập xuống cấp.
Đánh giá cao những giải pháp phòng chống thiên tai đã và đang được thực hiện, tuy nhiên các đại biểu cũng cho rằng vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế như: việc triển khai phòng chống thiên tai chưa thực sự bài bàn; nguy cơ rủi ro thiên tai còn rất lớn, thiệt hại về người và tài sản còn cao. Công tác đôn đốc, hướng dẫn việc lập kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai của các Bộ, ngành địa phương còn chậm…
Một số ý kiến cho rằng, để bảo vệ an toàn hệ thống đê điều góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, ngoài phong trào xây dựng đê kiểu mẫu đang triển khai ở các địa phương cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác bãi sông đang diễn ra ở các hệ thống sông như: sông Hồng, Thái Bình, sông Đáy, sông Cả, sông Mã, kể cả các vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù thời gian qua các vụ vi phạm đã được các cơ quan quản lý Nhà nước đã xét xử truy tố nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Ông Đỗ Văn Thành, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi đề nghị, cần có nghiên cứu, xem xét và tư vấn đánh giá đầy đủ để làm cơ sở trong quy hoạch phòng, chống thiên tai thời gian tới, nhất là cần có chính sách quyết liệt hơn để quản lý lĩnh vực khai thác cát. Đây là điểm nóng, vì hàng năm chúng ta cứ thả kè hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ nhưng hàng ngày với hàng nghìn, hàng triệu mét khối khai thác cát trái phép thì không kè nào chịu được và sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra. Đề nghị cần phải có tiếng nói chung và tiếp tục quyết liệt lĩnh vực khai thác cát để bảo vệ bờ sông và cho đê được an toàn.
Giao nhiệm vụ cho Tổng cục phòng chống thiên tai, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nêu rõ, những tháng cuối năm là thời điểm thiên tai xảy ra nhiều nhất vì vậy Tổng cục phải theo dõi và giám sát chặt chẽ tình hình thời tiết để tham mưu kịp thời để không để bị động trong ứng phó thiên tai.
Cùng với đó là hoàn thiện về mặt thể chế, Luật Đê điều sửa đổi đã được Quốc hội thông qua cần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật để đồng bộ triển khai. Tiếp tục rà soát xây dựng kịch bản ứng phó ngày càng hoàn thiện hơn với những tình huống cụ thể.
Đồng thời chỉ đạo hướng dẫn các địa phương xây dựng các kịch bản phòng chống thiên tai, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng,thời điểm hiện nay ứng phó là quyết định, phòng ngừa là tương lai và lâu dài. Nhưng tại thời điểm hiện nay ứng phó là quyết định . Khi mà công tác phòng ngừa tốt thì công tác ứng phó sẽ giảm. Đề nghị tập trung nhiều vào công tác ứng phó; trong đó, hoàn thiện và bổ sung các kịch bản lũ lớn ở các lưu vực sông, các kịch bản vận hành liên hồ chứa. Muốn ứng phó tốt, kịch bản phải tốt phải bổ sung trong điều kiện hiện nay. Ngoài ra hoàn thiện thêm hệ thống quan trắc của mình./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã