Hỗ trợ lãi suất ngân hàng sẽ là liều thuốc bổ kích thích người chăn nuôi tái đàn. Ảnh: VOV
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ, trong quá trình tái đàn, tăng đàn lợn để cân đối cung cầu, góp phần giảm giá thịt lợn, nhiều trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, địa phương đang gặp khó khăn về vốn, con giống và điều kiện an toàn sinh học.
“Việc tăng đàn là hết sức cần thiết nhưng đồng thời phải phát triển bền vững cũng hết sức quan trọng. Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và PTN tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập lợn bố mẹ về thì không những đảm bảo con giống trong chuỗi chăn nuôi khép kín của trang trại đó mà còn đảm bảo chăn nuôi liên kết với các hợp tác xã, các gia trại đã phát triển chăn nuôi trước khi có dịch”, ông Việt nói.
Khắc phục những khó khăn do thiếu con giống trong tái đàn, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện với các gia trại, trang trại về kinh phí để duy trì và tăng đàn nái, đực giống như: Hà Nội bố trí 16 tỷ đồng hỗ trợ con giống, trong đó hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con lợn nái, Nghệ An hỗ trợ 2 triệu đồng/con lợn nái, hỗ trợ toàn bộ lợn đực giống, Bình Dương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên...
Khuyến khích người chăn nuôi tái đàn, tỉnh Bình Định chủ trương hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho người chăn nuôi. Theo đó, mỗi hộ chăn nuôi từ 3 lợn nái và 1 lợn thịt trở lên sẽ được vay vốn không tính lãi suất.
Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, đầu tháng 6 tới, tỉnh sẽ triển khai gói cho vay không lãi suất cho người chăn nuôi, phấn đấu từ nay đến cuối năm, đàn lợn trên địa bàn tỉnh Bình Định đạt trên 1 triệu con.
“Đây là 1 trong những bài toán khó hiện nay. Cũng chính vì vậy mà UBND tỉnh bàn biện pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi tái đàn lại thông qua lãi suất cho người dân được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Coi như đây là hình thức Nhà nước cho mượn tiền và không tính lãi, sau 1 năm người dân trả lại khoản tiền đó cho Nhà nước”, ông Trần Châu cho hay.
Đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn lợn khôi phục sản xuất, con giống là yếu tố quyết định. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến, có 3 giải pháp tiến hành đồng bộ: Thứ nhất là từ 109 con giống cụ kỵ, ông bà trong nước hiện đang có thì tăng tỷ lệ chọn lọc để chúng ta có đủ cơ cấu giống. Thứ hai là nhập nguồn tinh về làm “tươi máu” làm mới đàn giống cụ kỵ. Thứ ba là nhập đàn giống bố mẹ sẽ có cơ cấu đàn giống đầy đủ vào những tháng của quý 3 và quý 4 năm nay”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã