Học tập đạo đức HCM

Trồng cây mùa xuân tạo đà cho mùa vụ thắng lợi

Thứ tư - 17/02/2021 20:00
Mùa xuân đến, cùng với nhân dân cả nước, cán bộ và nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng tổ chức phát động và hưởng ứng Tết trồng cây, ra sức thi đua sản xuất mở đầu cho phong trào trồng cây hàng năm.
img7307result_2021021619352.jpg
Nông dân xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) chăm sóc nhãn.

Hưng Yên: Trồng cây mùa xuân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Phong trào trồng cây vào mùa xuân không những trở thành một nét đẹp văn hóa mà còn tạo sự chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, làm đẹp cảnh quan môi trường.

Về huyện Khoái Châu những ngày đầu năm mới, chúng tôi được hòa vào không khí lao động nhộn nhịp trên những mảnh vườn, thửa ruộng. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đầu xuân, người dân nơi đây đã tiến hành trồng cây mới, nhiều hộ cải tạo những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang lai ghép mầm giống mới có chất lượng tốt. Với định hướng đúng đắn của huyện, sự năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của người dân nơi đây, đến nay, nhiều diện tích cấy lúa, trồng ngô, đỗ thu nhập thấp đã được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả đặc sản như nhãn, cam, bưởi... cho thu nhập cao hơn nhiều so với trước.

Hiện nay, ở Khoái Châu đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả với diện tích hàng nghìn ha như vùng cây có múi thuộc các xã Tân Dân, Dân Tiến, Đông Tảo..., vùng trồng nhãn ở các xã Hàm Tử, Đông Kết, Bình Kiều... Bên cạnh đó, nhiều loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát được trồng phân tán ở các cơ quan, công sở, ven đường cũng góp phần nâng cao giá trị thu nhập, đồng thời tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhờ vậy, năm 2020, giá trị thu nhập bình quân trên 1ha canh tác của huyện đạt 230 triệu đồng. Nhiều xã đã chuyển toàn bộ đất gieo cấy lúa sang trồng cây ăn quả và rau màu khác cho thu nhập cao hơn.

Đồng chí Nguyễn Văn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu cho biết: Năm nay, toàn huyện phấn đấu trồng từ 15 nghìn cây ăn quả và cây bóng mát, cây lấy gỗ trở lên. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện giao kế hoạch cụ thể cho từng xã, thị trấn. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện sẽ có những biện pháp, hình thức tổ chức phát động Tết trồng cây phù hợp, trong đó tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc trồng cây và ý thức bảo vệ cây xanh, tạo cảnh quan môi trường đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lực lượng đoàn viên thanh niên.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2020, toàn tỉnh trồng được gần 180 nghìn cây phân tán, đạt 101% kế hoạch, trong đó cây ăn quả trồng được 156 nghìn cây, chủ yếu là nhãn, vải, cây có múi, cây cảnh các loại; cây lấy gỗ, cây bóng mát trồng được hơn 23,2 nghìn cây. Cây ăn quả trồng mới chủ yếu trên đất chuyển đổi từ gieo cấy lúa kém hiệu quả; một phần trồng thay những cây già cỗi, cây trong vườn tạp, qua đó góp phần hình thành, mở rộng các vùng trồng cây ăn quả tập trung cho giá trị kinh tế cao.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân như mô hình chuyển đổi trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập trung bình từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, đặc biệt mô hình chuyển sang sản xuất hoa chậu, cây cảnh tại các xã Xuân Quan, Phụng Công (Văn Giang) cho thu nhập 1,5 – 3 tỷ đồng/ha/năm; mô hình chuyển đổi từ trồng ngô, đậu đỗ… sang sản xuất cây giống, cây ăn quả ở các xã: Tân Châu, Bình Minh (Khoái Châu) và một số xã của huyện Kim Động… cho thu nhập bình quân từ 1 đến 1,5 tỷ đồng/ha/năm.

Cùng với phát triển và mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, cây bóng mát được ưu tiên trồng tại khu vực đô thị, các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, trung tâm hành chính… Hiện nay, tại thành phố Hưng Yên đã hình thành các tuyến đường, phố với những hàng cây ăn quả, cây bóng mát, cây phong cảnh... Tại những địa phương khác, cây xanh đã tạo cảnh quan đường làng ngõ xóm, đường ra đồng xanh, sạch, đẹp góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.

Năm nay, tỉnh giao các địa phương trồng từ 195 nghìn cây trở lên, trong đó cây ăn quả trồng 165 nghìn cây, cây lấy gỗ, lấy bóng mát trồng 30 nghìn cây. Theo kế hoạch, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu 2021 được tỉnh tổ chức ngày 17/2 (mồng 6 tháng Giêng) tại huyện Tiên Lữ; cùng ngày, các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt phát động Tết trồng cây ở địa phương mình. Hiện nay, các địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ đã hoàn tất những điều kiện cần thiết cho buổi lễ trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.

Hà Nam: Nông dân tập trung gieo cấy lúa xuân

Ngày đầu Xuân mới, đi dọc các cánh đồng của huyện Bình Lục, Thanh Liêm, hay Kim Bảng, Lý Nhân… ở đâu cũng thấy không khí sản xuất vụ lúa xuân của người dân được triển khai khẩn trương. Các công đoạn sản xuất đều được thực hiện đồng bộ, từ các máy làm đất bừa kép cấy đến người dân san mặt ruộng, đắp bờ gió, bón phân lót, gieo sạ, cấy lúa.

nong-dan-trong-tinh-tap-trung-gieo-cay-lua-xuan-56-01.jpg

Cấy lúa bằng máy tại xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng).

Như tại xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng) các tổ dịch vụ cấy máy đã xuống đồng phục vụ người dân. Hiện diện tích lúa cấy máy của toàn xã đã đạt trên 140 ha, cơ bản hoàn thành kế hoạch, chiếm hơn 50% tổng diện tích gieo cấy. Đồng thời, 20 ha lúa gieo thẳng được thực hiện xong, người dân trong xã đang tiếp tục làm đất chuyển sang diện tích cấy lúa bằng phương pháp thủ công. Riêng việc cấy lúa xuân bằng phương pháp cấy máy của xã Tượng Lĩnh được tiến hành từ ngày 3/2 (ngày 22 tháng Chạp). Do vậy, tiến độ sản xuất được đẩy lên rất nhanh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng ấm thuận lợi.

Ông Nguyễn Văn Sâm, Giám đốc HTXDVNN Tượng Lĩnh cho biết: Những ngày đầu Xuân mới cũng là thời điểm người dân tập trung cao độ cho gieo cấy. Về phía HTXDVNN đã phục vụ đầy đủ các khâu sản xuất từ lấy nước, làm đất… kể cả diệt chuột bảo vệ đồng ruộng. Với tiến độ sản xuất như hiện nay, Tượng Lĩnh sẽ hoàn thành gieo cấy trong khoảng từ ngày 22 – 25/2 bảo đảm trong khung thời vụ tốt nhất.

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật (Sở NN & PTNT), tính đến ngày mùng 4 Tết, toàn tỉnh đã tiến hành gieo cấy được 3.689 ha, bằng 12,5% kế hoạch. Trong đó, lúa gieo thẳng 3.407 ha, bằng 22,4% kế hoạch; lúa cấy máy 151 ha, cấy tay 131 ha.

Những địa phương có diện tích gieo cấy đạt khá, như: Huyện Bình Lục 1.500 ha, Thanh Liêm 1.053 ha, Kim Bảng 550 ha… Đồng thời, 100% diện tích đất cấy đã có đủ nước và được bừa ngả, 62% diện tích bừa kép cấy. Vụ lúa xuân năm nay, công tác chuẩn bị cho gieo cấy đã được triển khai khẩn trương ngay từ trước Tết Nguyên đán. Nhiều diện tích đất cấy đã được người dân đắp bờ, san ruộng, bón lót sớm. Diện tích mạ được tuân thủ chặt chẽ gieo xung quanh tiết lập xuân và được che phủ nilon tốt. Do vậy, sau Tết Nguyên đán người dân xuống đồng gieo cấy ngay. Đặc biệt, diện tích lúa gieo thẳng được  gieo chủ yếu từ ngày mùng 3 Tết trở ra.

Đánh giá tiến độ sản xuất đầu Xuân mới, ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật cho biết: Đầu Xuân mới cũng là thời điểm quan trọng của gieo cấy lúa xuân và đang gặp những thuận lợi lớn từ thời tiết đến việc chuẩn bị đất, mạ… Đặc biệt, người dân tranh thủ được nguồn nhân lực vẫn còn đang được nghỉ Tết của những lĩnh vực kinh tế khác. Vì thế, tiến độ sản xuất được đẩy lên nhanh, dự kiến việc gieo cấy sẽ cơ bản hoàn thành sớm trước cuối tháng 2.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, sản xuất vụ lúa xuân 2021 bước đầu có nhiều thuận lợi, nhất là công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất được các địa phương chú trọng và tuân thủ lịch thời vụ. Vụ xuân là vụ sản xuất khởi đầu cho năm mới, tranh thủ thời tiết thuận lợi, khắp nơi người dân đang nô nức xuống đồng, phấn đấu hoàn thành gieo cấy lúa xuân trong khung thời vụ tốt nhất, tạo đà để mùa vụ thắng lợi cả về diện tích, năng suất và sản lượng, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của cả ngành nông nghiệp trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Hà Nội: Gieo cấy đạt gần 18.000ha lúa xuân

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, tranh thủ thời tiết dịp Tết Nguyên đán thuận lợi cho gieo cấy lúa xuân, nhiều địa phương đã tập trung sản xuất, đạt tiến độ đề ra.

ccl1_hrdm.jpg
Việc áp dụng mô hình mạ khay tại huyện Thường Tín đã mang lại hiệu quả cao.

Tính đến ngày 16-2, toàn thành phố đã cấy và gieo sạ đạt 17.962,4ha lúa, đạt 21,2% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích gieo sạ là 2.911,7ha; cấy máy 487,9ha; cấy tay 14.562,8ha. Điển hình là các huyện: Mỹ Đức đạt hơn 1.500ha, Phúc Thọ hơn 1.100ha, Sóc Sơn hơn 5.300ha… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, chủ động sản xuất, dự kiến, các địa phương sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ xuân trong khung thời vụ tốt nhất.

Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, thời gian tới, các địa phương cần cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy; điều tiết nước khoa học, hợp lý, tiết kiệm ngay từ đầu vụ; bảo đảm đủ nước theo nhu cầu từng giai đoạn phát triển của lúa.

Để cây lúa phát triển tốt, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại; chú trọng sử dụng phân bón hữu cơ ngay từ đầu vụ, bón cân đối lân, đạm, kali..., giúp cây trồng sinh trưởng phát triển, chống chịu tốt trong điều kiện bất lợi của ngoại cảnh./.

 Thanh Tâm  (Tổng hợp)/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm164
  • Hôm nay26,018
  • Tháng hiện tại893,529
  • Tổng lượt truy cập90,956,922
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây