Học tập đạo đức HCM

Xây dựng kịch bản phòng chống dịch bệnh Covid -19 trong tình hình mới

Thứ sáu - 17/04/2020 10:37
Chiều nay (17/4), Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid -19 tổ chức cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 trong tình hình mới. Đồng chí Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid – 19 tỉnh chủ trì.

Toàn cảnh cuộc họp tại điểm cầu Nghệ An
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, nội dung quan trọng của cuộc họp này là lấy ý kiến các bộ, ngành và địa phương cho Dự thảo Chỉ thị mới để triển khai các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 mà Thủ tướng đã chỉ đạo. “Làm sao chỉ thị mới phải rõ ràng nhất để các địa phương có thể thực hiện được, không phải thắc mắc nhiều”- Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Dự thảo Chỉ thị mới do nhóm chuyên viên của Bộ Y tế soạn thảo. Dự thảo chỉ thị gồm 3 phần lớn. Phần thứ nhất, các biện pháp áp dụng chung trên phạm vi toàn quốc gồm 14 điểm chính.
Phần thứ hai, các biện pháp áp dụng cho từng nhóm nguy cơ. Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân loại theo 3 nhóm: Nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp. Tất cả các địa phương thuộc 3 nhóm trên đều phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo 14 điểm chính trên và một số biện pháp quy định riêng đối với từng nhóm.
Đối với nhóm nguy cơ cao, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm, hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, thiên tai, hoả hoạn và làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc (theo chỉ thị 16). Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng; hạn chế giao thông liên tỉnh; sắp xếp giao thông nội tỉnh cho phù hợp. Đóng cửa các cơ sở cung ứng các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu.
Đối với nhóm có nguy cơ, hạn chế người dân ra ngoài, không tập trung quá 10 người, khi ra ngoài phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như quy định ở trên; giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc; hạn chế vận chuyển hành khách công cộng, vận chuyển liên tỉnh; khuyến cáo hạn chế vận chuyển hành khách nội tỉnh. Hạn chế mở cửa các cửa hàng, cơ sở phục vụ các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu; hạn chế một số loại kinh doanh đường phố, lao động tự do trên đường phố. Việc này, UBND các tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền nhưng phải đảm bảo các quy định phòng chống dịch.
Đối với nhóm nguy cơ thấp, khuyến khích người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết; không tập trung quá 20 người nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiếu 1 mét khi tiếp xúc; khuyến khích hạn chế vận chuyển hành khách công cộng, vận chuyển hành khách liên tỉnh; khuyến khích không mở cửa hàng phục vụ các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu và các hình thức kinh doanh, lao động tự do tự làm việc cũng phải đảm bảo các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.
Phần thứ ba, quy định thẩm quyền và tổ chức thực hiện. Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể quyết định cụ thể việc thực hiện cách ly xã hội và các biện pháp áp dụng trên địa bàn mình một cách phù hợp theo nhóm nguy cơ; đối với nhóm có nguy cơ và nguy cơ thấp có thể áp dụng mức cao hơn theo hướng dẫn nhưng phải đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động. Quyết định danh sách các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo từng nhóm nguy cơ để áp dụng biện pháp chống dịch phù hợp.
Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo các địa phương, các bộ, ngành cơ bản đồng tình với nội dung dự thảo Chỉ thị. Đồng thời, đã góp ý cụ thể vào các nội dung của dự thảo Chỉ thị.


Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung phát biểu

Góp ý vào dự thảo Chỉ thị, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đề nghị bổ sung thêm các cơ sở lưu trú vào danh sách các loại hình kinh doanh được tiếp tục kinh doanh. Các cơ sở lưu trú phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch. Chỉ thị cần quy định rõ hơn các loại hình kinh doanh tự do trên đường phố để các địa phương có cơ sở để quyết định loại hình nào được tiếp tục kinh doanh. Đồng thời, xây dựng các tiêu chí phân loại các quận, huyên, thị xã, thành phố theo từng nhóm nguy cơ để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu tất cả các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, không chủ quan, mất cảnh giác, bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân; kịp thời ngăn chặn, phát hiện nhanh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để và điều trị hiệu quả. Có biện pháp thận trọng, phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại bình thường.
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương vừa bảo đảm các yêu cầu phòng chống dịch, vừa duy trì được sự liên tục của hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định; chuẩn bị khởi động lại nền kinh tế trên cơ sở phòng, chống dịch thành công, bảo đảm sự ổn định căn bản, lâu dài về việc làm và an sinh xã hội. Phòng, chống dịch với mục tiêu là kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất, hạn chế các trường hợp tử vong, linh hoạt thực hiện mục tiêu kép phòng chống dịch và phát triển kinh tế- xã hội.
Riêng các ý kiến góp ý của 23 tỉnh, thành phố, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế là cơ quan Thường trực của Ban soạn thảo Chỉ thị cần tổng hợp để có hướng bổ sung, trình Thủ tướng xem xét, ban hành Chỉ thị kịp thời, sẵn sàng chuyển dịch trạng thái để đối phó với diễn biến phức tạp, khó lường của của dịch Covid – 19.

Phương Thúy/ https://nghean.gov.vn/
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay33,533
  • Tháng hiện tại901,044
  • Tổng lượt truy cập90,964,437
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây