Học tập đạo đức HCM

Xử lý sầu riêng ra trái nghịch vụ trong mùa hạn, mặn

Thứ sáu - 24/04/2020 11:00
Thời tiết thay đổi, mưa trái mùa, nắng liên tục và xâm nhập mặn kéo dài khiến thủ phủ sầu riêng Tiền Giang bị mất mùa.
Ông Nguyễn Văn Tám bên vườn sầu riêng xử lý ra bông giữa mùa hạn, mặn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Tám bên vườn sầu riêng xử lý ra bông giữa mùa hạn, mặn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sầu riêng là cây dễ mẫn cảm mạnh với hạn, mặn; mức độ chịu mặn không cao hơn 0,5 g/l. Tiến sĩ Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết: Trong điều kiện hạn, mặn kéo dài hiện nay, thiếu nước ngọt trầm trọng để “giải khát” cho cây, bà con cần cắt cành, tạo tán, không để trái hoặc làm bông trên cây. Nếu cây đã mang trái gần đến ngày thu hoạch phải đảm bảo nước ngọt để tưới.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, sâu bệnh cũng hoành hành, đặc biệt là bệnh thán thư và bộ rễ bị hư hại do thời gian dài nông dân xử lý cho trái vụ trước. Vì vậy, cần tìm nguồn nước ngọt để pha thuốc khi phun, cố gắng tưới đủ ẩm nuôi cây để cầm cự qua mùa hạn, mặn.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang, cho biết:  Năm nay xâm nhập mặn diễn ra gay gắt hơn các năm, tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và cây ăn trái trầm trọng.

Đặc biệt tỉnh Tiền Giang có rất nhiều cây ăn trái đặc sản nổi tiếng bị thiệt hại nặng nề, trong đó cây sầu riêng có diện tích lớn nhất ĐBSCL, chiếm gần 10.000ha. UBND tỉnh Tiền Giang phải chi hàng chục tỷ đồng thuê sà lan chở nước ngọt từ nơi khác về phục vụ cho người dân có nước sinh hoạt và tưới vườn cứu cây ăn trái.

Để đảm bảo cây ăn trái vượt qua mùa hạn, mặn, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chủ động sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu hữu cơ có sẵn trong tự nhiên để giữ độ ẩm cho cây như: rơm rạ, lục bình, cỏ khô, lá cây hoặc màng phủ nông nghiệp.

Vận dụng kinh nghiệm lâu năm trồng cây sầu riêng, lão nông Nguyễn Văn Tám ở xã An Thái Trung, huyện Cái Bè chăm chút cho 90 gốc sầu riêng giống Ri 6 đã trồng được 15 năm tuổi. Ông luôn lấy phân bón hữu cơ làm nền tảng để trồng cây, phân giúp đất luôn giữ ẩm tốt, tiết kiệm nước tưới. Ông Tám cho biết, thời tiết năm nay làm nhiều nơi mất mùa, nhiều hộ gia đình phải cưa cây, phá vườn, phơi đất để trồng lại cây mới.

Hiện tại, 90 gốc sầu riêng Ri 6 được ông Tám xử lý che nylong để kích thích làm bông trong vụ nghịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện tại, 90 gốc sầu riêng Ri 6 được ông Tám xử lý che nylong để kích thích làm bông trong vụ nghịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhưng ông đã tích lũy kinh nghiệm từ nhiều năm qua để tranh thủ xử lý cả vườn sầu riêng ra trái nghịch vụ để bán được giá cao.

Hiện 90 gốc Ri 6 đã được ông Tám che nilon được 3 ngày để kích thích làm bông, sau ba tuần che phủ sẽ giúp cây ra bông.

Ước tính sản lượng năm nay đạt 12 tấn trái vào cuối tháng 8 âm lịch thu hoạch, nếu bán được giá 70.000 đồng/kg, ông có thể thu về 840 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí còn lãi 600 triệu đồng.

Năm 2019, ông thu hoạch 12 tấn trái, bán giá 86.000 đồng/kg, sau khi trả tiền công và vật tư còn lãi hơn 650 triệu đồng.

Ông Tám chia sẻ thêm: Cái quan trọng nhất là phải chu cấp cho cây sầu riêng đủ lực, tức cây phải khỏe mạnh. Người trồng phải hiểu được từng giai đoạn phát triển của cây, sử dụng phân bón đúng loại, đúng cách, đúng liều lượng và đúng thời điểm cây cần. Phân bón hữu cơ cho cây sầu riêng là vô cùng quan trọng, phải cung cấp đủ từ 25 kg phân bón/cây/năm trở lên cây mới khỏe mạnh, ít sâu bệnh tấn công.

LÊ HOÀNG VŨ/https://nongnghiep.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay22,708
  • Tháng hiện tại928,810
  • Tổng lượt truy cập90,992,203
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây