Học tập đạo đức HCM

Nhiều rủi ro khi người dân trồng lúa Nhật tự phát

Thứ ba - 25/07/2017 22:51
Hiện nay, người dân tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trồng hàng chục ngàn hecta lúa Nhật mặc dù giống lúa này chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) khảo nghiệm và công nhận ở miền Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, lúa Nhật có ưu điểm ít nhiễm phèn, ít nhiễm sâu bệnh, tương đối thích ứng với thổ nhưỡng nhiều vùng miền, người nông dân có thể giảm được chi phí chăm sóc nên lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, do nhiều người đổ xô trồng lúa Nhật nên có nguy cơ thừa sản lượng và khó tiêu thụ.

Giống lúa Nhật du nhập Việt Nam chưa lâu và mới được Bộ NN&PTNT chấp thuận cho sản xuất ở các địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc và chưa có khảo nghiệm và cũng chưa được công nhận ở miền Nam.

giong-lua-Nhat-637F39C
Diện tích trồng lúa Nhật tại tỉnh Kiên Giang ngày càng tăng cao.

Theo thống kê, tỉnh Kiên Giang hiện có gần 43.000 ha trồng lúa Nhật, tập trung chủ yếu ở các huyện Kiên Lương, Hòn Đất và Giang Thành. Trong đó có đến 13.000 ha trồng giống lúa Nhật một cách tự phát.

Nếu theo đà trồng lúa Nhật tự phát vẫn tăng mạnh như hiện tại, các doanh nghiệp lo ngại về vấn đề đầu ra sau khi lúa được thu hoạch. Vì nguồn trồng lúa Nhật phải theo hợp đồng đã ký và làm việc với doanh nghiệp mới được bao tiêu sản phẩm, ngoài hợp đồng không được thu mua. Ngay cả nông dân ký hợp đồng, lượng bao tiêu cũng căn cứ theo diện tích, nếu vượt mức cam kết cũng không được thu mua. Mặt khác, giống lúa Nhật khó có thể tiêu thụ trong nước do còn khá xa lạ với người tiêu dùng.

Đặc biệt, lúa Nhật là giống mới nên nông dân địa phương chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác và tình hình sâu bệnh. Ngoài ra, khu vực ĐBSCL, trong đó tứ giác Long Xuyên, là vùng ngập lũ sâu, nếu canh tác giống lúa truyền thống, nông dân còn có thời gian để tránh lũ, còn lúa Nhật là giống lúa dài ngày nên dễ bị thiệt hại bởi sự bất thường của thời tiết.

Vậy, để tránh thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang khuyến cáo nông dân không nên trồng lúa Nhật đại trà và tự phát mà chỉ trồng khi có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các đơn vị doanh nghiệp.

Theo Bùi My /nguoitieudung.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập522
  • Hôm nay71,017
  • Tháng hiện tại776,130
  • Tổng lượt truy cập90,839,523
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây