Học tập đạo đức HCM

Nuôi chim yến trong nhà - nghề mới cần được quan tâm

Thứ sáu - 09/11/2018 21:04
Trong một lần đi công tác ở huyện Kim Sơn, tôi thấy có những căn nhà cao chừng 3-4 tầng, kín bưng như những “lô cốt”, xung quanh có rất nhiều lỗ thông hơi hình tròn cỡ miệng bát, bên trong tối om. Nghe người dân ở đây nói: Chiều nào cũng vậy, vô số chim trời bay về nườm nượp, nhất là khi có giông bão, chim bay về đen một góc trời. Hỏi ra mới biết đó là những ngôi nhà nuôi chim yến của các hộ dân nơi đây.

Gặp những người đi tiên phong trong nghề nuôi yến

Sản phẩm tổ yến trên thị trường hiện có giá từ 25 triệu – 32 triệu đồng/kg, tùy loại sản phẩm thô hoặc đã qua sơ chế. Với giá trị kinh tế cao như vậy, tổ yến được coi như “vàng trắng” của những người nông dân.

Để tìm hiểu kỹ về những mỏ “vàng trắng” trong nhà, chúng tôi tìm đến hộ anh Nguyễn Văn Chiến ở xóm An Hải, xã Kim Mỹ. Anh Chiến cho biết, chim yến cho gia đình anh nguồn thu nhập khoảng 300 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, nhà anh đã thu hút được hơn 500 đôi chim yến đến sinh sống với khoảng 600 tổ yến. Đều mỗi tháng cho thu hoạch khoảng 1 kg tổ yến.

Anh Chiến cho biết thêm: Ví tổ yến như “vàng trắng” không đơn thuần chỉ là nói về giá trị kinh tế cao, mà còn là bởi quá trình làm ra tổ yến cũng khá phức tạp như việc đào tìm vàng. Tuy tốn ít công chăm sóc, không phải cho ăn do đặc tính của loài chim hoang dã nhưng khó khăn nhất là giai đoạn đầu tiên của quá trình nuôi. Khó từ việc thiết kế xây dựng ngôi nhà nuôi đủ tiêu chuẩn để có thể trở thành chim yến... cho đến áp dụng đủ các loại trang thiết bị kỹ thuật để có thể tạo ra môi trường sống tự nhiên cho chim yến sinh sống và phát triển.

Để tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi chim yến, theo lời giới thiệu của anh Chiến, chúng tôi tìm đến người được coi là đặt nền móng nghề nuôi chim yến tại tỉnh ta, đó là anh Trần Văn Lai, xóm 4, xã Kim Đông. Anh Lai cho biết: Anh bắt đầu triển khai cải tạo căn nhà kho cũ thành nhà nuôi chim yến từ nửa cuối năm 2014, ngôi nhà đó phải đảm bảo được đầy đủ yếu tố kỹ thuật như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...

Địa điểm đặt nhà nuôi yến nên gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ để tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa, đồng thời tạo cảm giác tin tưởng cho chim yến định cư, làm tổ, tăng bầy đàn. Nhà nuôi yến thường được làm cao từ 2 – 3 tầng, hình ống, có phòng bay dạo và phòng làm tổ tách riêng.

Tường nhà nuôi cũng được thiết kế kiên cố, giữa hai lớp tường gạch còn có một lớp xốp dày khoảng 5cm nhằm giữ nhiệt để đảm bảo điều kiện nhiệt độ: đông ấm, hè mát, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chim yến sinh sống. Hướng đặt nhà yến cần tránh hướng mặt trời mọc chiếu thẳng vào hai vách, bên hông vì như vậy sẽ nóng, không đảm bảo được nhiệt độ lý tưởng cũng như lượng ánh sáng trong nhà nuôi.

Đối với những nhà nuôi mới, để nhử chim yến về trú ngụ, người nuôi cần mua phân chim trát lên tường, rải xuống nền nhà nuôi tạo sự quen thuộc. Về độ ẩm lý tưởng của nhà nuôi là từ 75-90%, nhiệt độ từ 27-29 độ C. Các yếu tố này được điều chỉnh bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm và các thiết bị làm mát vào mùa hè, hệ thống sưởi vào mùa đông.

Một yếu tố đặc biệt quan trọng khác chính là âm thanh phát tiếng kêu gọi chim yến. Theo anh Lai, có hàng chục loại âm thanh của tiếng chim kêu. Thông qua hệ thống loa đặt trong nhà nuôi, hoạt động 24/24h để dẫn dụ chim yến bay về. Trong tiếng chim hót líu lo sẽ có vô vàn những tiếng kêu của chim non, của những con yến trưởng thành gọi bạn tình hay cả những tiếng...cãi nhau của bầy chim.

Tất cả tạo ra một quần thể âm thanh hỗn hợp nhưng rất tự nhiên, tạo sự thân thuộc nhằm thu hút những con chim yến mới về làm tổ tại nhà nuôi. Khi đã bay vào nhà rồi, chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó nhiều chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày.

Anh Lai cũng cho biết thêm, tất cả các thiết bị trên đều phải tìm mua trong miền Nam, miền Bắc hiện chưa có đơn vị nào cung cấp. Để tiện lợi hơn cho người mua, tất cả các thiết bị hỗ trợ cho nhà nuôi, từ máy tạo độ ẩm, loa dẫn dụ, hệ thống sưởi... đều được cải tiến có hệ thống cảm biến, hẹn giờ hoặc điều khiển tự động.

Tìm hướng đi đúng cho nghề nuôi yến

Qua câu chuyện về các hộ nuôi chim yến đã đề cập, có thể khẳng định, môi trường tự nhiên của tỉnh ta có đủ điều kiện thuận lợi cho loài chim yến sinh sống và phát triển. Tổ yến là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên giá thành bán trên thị trường cũng khá “đắt đỏ”. Vì vậy, nuôi chim yến trong nhà là một mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao mà nhiều địa phương trên cả nước đã và đang thực hiện.

Hơn thế, nghề nuôi chim yến của nước ta nói chung có những tiềm năng rất lớn. Tại các địa phương mà mô hình nuôi chim yến trong nhà phát triển mạnh như thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu và một số tỉnh miền Trung, chính quyền địa phương đã phải tính toán những phương án quy hoạch vùng, thậm chí là những làng nghề nuôi chim yến. Tất nhiên, đó là đối với những địa phương có nghề nuôi yến phát triển mạnh với hàng trăm, hàng ngàn hộ nuôi chim yến. Còn đối với tỉnh ta, nghề nuôi yến hiện vẫn là một nghề mới, với hộ đầu tiên bắt đầu nuôi mới từ năm 2014.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện chỉ có duy nhất tại địa bàn huyện Kim Sơn có nghề nuôi chim yến với khoảng 7 nhà nuôi. Một số nhà nuôi mới đang được xây dựng tại huyện Yên Mô. Theo anh Trần Văn Lai, xóm 4 xã Kim Đông: Mấy tháng trước, có 2 hộ gia đình tại huyện Yên Mô tìm nhà đến tôi để học hỏi kinh nghiệm nuôi chim yến. Tôi vui vẻ chia sẻ những kiến thức mà bản thân có được. Họ có vẻ rất hứng thú với nghề mới này. Mấy hôm trước, họ liên lạc lại và thông báo là đang tập trung xây dựng nhà nuôi yến, tôi cũng phấn khởi vì nghề nuôi yến đang được nhiều người quan tâm.

Bên cạnh những tín hiệu vui về sự thành công của các hộ nuôi chim yến tại tỉnh ta, cũng còn nhiều khó khăn mà các hộ này gặp phải. Trước tiên là về yếu tố kỹ thuật. Hầu hết khi mới bắt đầu, các hộ dân chưa có kiến thức về đặc tính cũng như cách nuôi chim yến trong nhà.

Người dân phải tự mày mò thông qua sách báo hoặc mạng internet, những hộ làm sau thì học hỏi những hộ làm trước đó, do vậy, rất cần có sự định hướng, quy hoạch cụ thể cho nghề nuôi yến tại tỉnh ta, giúp nghề nuôi chim yến trong nhà trở thành một mô hình làm ăn bền vững, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho nước nhà.

 

Cần sự quan tâm đến nghề nuôi yến

Nghề nuôi chim yến trong nhà đã và đang góp phần phát triển, bảo vệ động vật quý hiếm. Xét trên góc độ kinh tế, nghề nuôi chim yến trong nhà đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các ngành nghề chăn nuôi khác. Sản phẩm tổ yến làm ra được thị trường ưa chuộng, tốc độ tiêu thụ nhanh. Theo như lời ông Trần Kiên Cường, xóm 3, xã kim Mỹ (huyện Kim Sơn) - một hộ nuôi yến cho biết, tôi chỉ lo không có tổ yến mà bán, còn thu được bao nhiêu là có người mua hết bấy nhiêu. Nhu cầu thị trường tỉnh ta đối với sản phẩm tổ yến là rất lớn, một mặt là do giá trị dinh dưỡng cao của tổ yến, mặt khác là sự an tâm về chất lượng sản phẩm, do “mắt thấy tai nghe” những nhà nuôi yến đích thực.

Bên cạnh những tín hiệu vui về sự thành công của các hộ nuôi chim yến tại địa bàn tỉnh ta, cũng còn đó nhiều khó khăn mà các hộ này gặp phải. Trước tiên là về yếu tố kỹ thuật. Hầu hết khi mới bắt đầu, các hộ dân chưa có kiến thức nào về đặc tính cũng như cách nuôi chim yến trong nhà. Người dân phải tự mày mò thông qua sách báo hoặc mạng internet, những hộ làm sau thì học hỏi những hộ làm trước đó. Do vậy, vẫn tồn tại những thiết sót về mặt kiến thức, kỹ thuật.

Bên cạnh đó, nuôi chim yến trong nhà cũng cần có sự quan tâm, có biện pháp quản lý tốt việc nuôi chim yến, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, nhất là trước tình hình dịch cúm gia cầm vẫn luôn “rình rập”. Với những tiềm năng nuôi chim yến hiện có của tỉnh ta, cộng thêm hiệu quả kinh tế cao, thiết nghĩ nghề nuôi yến sẽ còn phát triển mạnh tại tỉnh ta trong tương lai.

Vì vậy, để tạo nên hướng đi đúng cho nghề nuôi yến tại tỉnh ta, cần sự quan tâm sát sao ngay từ đầu của các cấp chính quyền địa phương, của các ban, ngành có liên quan. Giúp nghề nuôi chim yến trong nhà trở thành một mô hình làm ăn bền vững, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa tăng thêm kim ngạch xuất khẩu cho nước nhà.

Nguồn: http://baoninhbinh.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm183
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại715,156
  • Tổng lượt truy cập90,778,549
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây