Trung tâm công nghệ sinh học hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại trong nông nghiệp có tầm cỡ khu vực. Ảnh Nguyên Vỹ.
Tại đây, các ứng dụng công nghệ gene, công nghệ tế bào, công nghệ chiếu xạ… liên tục được cải tiến để tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt kháng sâu bệnh và thích nghi với các điều kiện môi trường bất lợi.
Các quy trình kỹ thuật nhân giống một số loại cây trồng như hoa lan, cay kiểng, dược liệu, rau… vẫn được cán bộ của Trung tâm cần mẫn tới từng chi tiết nhỏ. Ảnh Nguyên Vỹ.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Trung tâm đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong các hoạt động nghiên cứu công nghệ sinh học; hàng loạt công trình ứng dụng cũng đã được triển khai như giống hoa lan tự lai tạo của Việt Nam đã đăng ký bản quyền để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập giống…
Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống vô tính tiên tiến nhất hiện nay. Ảnh Nguyên Vỹ.
Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, giống cây trồng, vật nuôi là 1 trong 4 khâu quan trọng để hướng tới tái cơ cấu nông nghiệp.
Chuyển giao quy trình canh tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cho nông dân. Ảnh Nguyên Vỹ.
“Để TP.HCM khẳng định vai trò đi đầu trong việc cung cấp nguồn giống tốt cho các địa phương, Trung tâm Công nghệ sinh học cần phải phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu của mình trông nông nghiệp công nghệ cao”, ông Liêm nhấn mạnh.
Tác giả bài viết: Nguyên Vỹ
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã