Học tập đạo đức HCM

ạo đột phá từ giống lúa chất lượng

Thứ ba - 03/07/2018 22:49
HNM) - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội tích cực thực hiện khảo nghiệm, thực nghiệm sản xuất, tìm ra những giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái để đưa vào cơ cấu giống sản xuất đại trà. Việc làm này vừa tạo đột phá trong sản xuất giống, vừa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành trồng trọt của thành phố.
Hà Nội có diện tích gieo cấy lúa hằng năm hơn 200.000ha. Riêng vụ mùa năm 2018, toàn thành phố gieo trồng 93.000ha lúa. Hướng tới nâng cao giá trị sản xuất lúa hàng hóa, Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội chú trọng thực hiện công tác khảo nghiệm, thực nghiệm, thí nghiệm, phục tráng, đánh giá và chọn dòng các giống lúa thuần chủng, chất lượng… 

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Quá trình khảo nghiệm sản xuất một số giống lúa mới, gồm nhóm chất lượng (Bắc hương 9, Lam Sơn 116, Lam Sơn 10), nhóm năng suất (Kim Cương 111, QR1, DQ11) trên diện tích 20ha, tại Hợp tác xã Nông nghiệp Hát Môn (huyện Phúc Thọ), Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bồng Mạc (huyện Mê Linh), Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Phú (huyện Chương Mỹ)… đã cho hiệu quả rõ rệt. Hai giống lúa năng suất, chất lượng là Kim Cương 111 và Bắc hương 9 đã được bổ sung vào cơ cấu giống lúa vụ xuân năm 2019 của Hà Nội. Ba giống lúa mới triển vọng là Lam Sơn 10, Lam Sơn 116, QR1 được đề nghị đưa ra sản xuất thử nghiệm để theo dõi, đánh giá trên diện rộng.

Theo Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hát Môn Hồ Xuân Thắng, các mô hình khảo nghiệm đã cho hiệu quả và năng suất cao. Giống lúa Bắc Hương 9 đạt 68,3 tạ/ha, Kim Cương 111 đạt hơn 71 tạ/ha, chất lượng gạo ngon. Với sự đồng thuận của xã viên, vụ mùa năm 2018, Hợp tác xã tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa này.

Riêng mô hình trồng lúa chất lượng VietGAP tại Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai) với 30ha cấy giống Bắc thơm số 7, nếp cái hoa vàng cho năng suất hơn 60 tạ/ha, giúp tạo nên sản phẩm sạch, bảo đảm tính minh bạch, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm lúa hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân.

Tham gia mô hình thử nghiệm gieo cấy giống lúa Sơn Lâm 1, ông Nguyễn Tiến Duật ở thôn Đông A, xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây) phấn khởi vì giống lúa mới cho năng suất cao. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Đông Đào Cam Hồng: Vụ xuân năm 2018, xã thử nghiệm mô hình cánh đồng mẫu lớn, gieo cấy một giống lúa Sơn Lâm 1, trên tổng diện tích 46,5ha, cho năng suất khá cao, hơn 70 tạ/ha. Vụ xuân năm 2019 xã sẽ triển khai mở rộng diện tích cánh đồng một giống, tiếp tục sử dụng giống lúa Sơn Lâm 1.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng, các giống lúa chủ lực được gieo cấy trong vụ xuân năm 2018 trên địa bàn huyện là TBR225 (trên diện tích 1.417ha), Thiên ưu 8 (945ha), BC15 (567ha) cho năng suất từ 67 tạ/ha trở lên. Với ưu thế năng suất cao, kháng bệnh tốt nên vụ mùa năm 2018, huyện tiếp tục triển khai gieo cấy BC15, Thiên ưu 8, TBR225 trên tổng diện tích 2.727ha; các giống lúa thơm, lúa nếp gieo cấy khoảng 950ha…

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Hồng Sơn đánh giá: “Công tác khảo nghiệm, sản xuất thực nghiệm các giống lúa mới được Hà Nội thực hiện bài bản, quy trình đánh giá, tuyển chọn giống lúa được tiến hành minh bạch, có sự chứng kiến của doanh nghiệp, chính quyền và nhân dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển các mô hình liên kết sản xuất giống, sản phẩm chất lượng VietGAP…”. Trên cơ sở những thành công trên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Xuân Đại cho biết, Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ quy trình sản xuất phù hợp cho từng vùng, đánh giá giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm gạo đối với các giống lúa đã chọn lọc trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
 
 
Ánh Dương/hanoimoi.com.vn
 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại798,879
  • Tổng lượt truy cập90,862,272
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây