I. Nguyên nhân:
• Vi khuẩn E.coli gây bệnh trên vịt chủ yếu do 2 chủng E.coli 02 và 078.
• Có nhiều chủng E.coli khác có trong đường tiêu hoá của vịt nhưng ít khi gây bệnh.
• Mỗi một chủng E.coli khác nhau sẽ gây bệnh và thể hiện những triệu chứng và bệnh tích khác nhau.
• Vi khuẩn E.coli xâm nhập qua vết thương ở đường hô hấp, tiêu hoá và có thể đi thẳng vào máu gây bại huyết làm cho vịt chết đột ngột mà chưa biểu hiện bệnh tích.
II. Triệu chứng bệnh E.coli trên vịt
• Vịt từ 1 – 18 tuần tuổi có triệu chứng chết đột ngột với trạng thái thần kinh quay quay đầu.
• Tỷ lệ chết từ 5 – 15%.
• Phân ở một số bầy thể cấp tính có hiện tượng tiêu chảy phân trắng.
• Trên vịt đẻ có triệu chứng bại liệt do viêm khớp. Trứng đẻ ra có vết máu và phôi thường bị chết (trứng sát).
III. Bệnh tích bệnh E.coli trên vịt
• Màng bao tim bị viêm trắng. Đôi khi viêm dính vào cơ tim.
• Trên cơ tim có điểm xuất huyết lấm tấm.
• Gan sưng đen, có trường hợp cũng thấy xuất huyết chấm đỏ.
• Lách sưng có đốm trắng hoặc đỏ.
• Màng bụng viêm, có sợi fibrin dính vào xoang bụng và ruột.
• Màng túi khí viêm trắng và có chất nhầy màu vàng.
• Ống dẫn trứng viêm có dịch nhầy trắng..
Ngoài ra chúng ta cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như:
+ Bệnh trúng độc do thức ăn: Bệnh chết nhanh hơn, có triệu chứng thần kinh nặng hơn, gan sưng và đổi màu thận sưng và tiêu chảy, kiểm tra lại thức ăn.
+ Bệnh Thương hàn: Bệnh này cũng xảy ra cùng thời gian với bệnh E.Coli, triệu chứng giống như bệnh E.Coli nhưng bệnh tích ở gan không có những điểm hoại tử màu trắng, túi khí không có những điểm màu vàng.
Ngoài ra có nhiều vi sinh vật khác có khả năng gây bệnh cho vịt với các triệu chứng tương tự như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp do Mycoplasma, Salmonella hoặc nhiễm trùng huyết cấp tính do Pasteurella.
IV. Phòng bệnh E.coli trên vịt
– Chăm sóc vịt tốt ngay từ giai đoạn úm, không để vịt con bị lạnh và ăn thức ăn tự nhiên quá sớm (tép sống …). Giữ ấm chuồng trại tránh gió lùa. Vệ sinh máng ăn, uống
– Trong tuần đầu tiên dùng thuốc úm gà, vịt từ 1- 3 ngày để bổ sung các vitamin cần thiết như vitamin nhóm B, C.
– Có thể dùng kháng sinh liều thấp để phòng ngừa cho vịt từ ngày tuổi thứ 1 đến ngày tuổi thứ 10 bằng cách trộn các loại kháng sinh: Colistin, Gentamycin, Ampicillin … vào thức ăn liên tục trong 2-3 ngày.
– Tiêm phòng vắc xin theo đúng lịch trình như : vắc xin Dịch tả vịt, vắc xin viêm gan, cúm gia cầm.
V. Điều trị bệnh E.coli trên vịt
– Cách ly vịt ốm để chăm sóc riêng
Sử dụng một trong số các kháng sinh sau:
Tăng cường trợ sức, trợ lực: Gluco + Vitamin C
Sau điều trị có thể bổ sung Bcomplex, Men tiêu hóa sống (bacillus subtilis) giúp nâng cao khả năng tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường ruột cho vịt.
Theo channuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025