Trả lời:
Hội chứng giảm đẻ do virus thuộc nhóm Adenovirus subgroup III gây ra. Bệnh xảy ra ở đàn gà đẻ công nghiệp (thương phẩm) và gà đẻ trứng giống trong giai đoạn 26 - 35 tuần tuổi (giai đoạn khai thác trứng). Gà đẻ trứng nâu thường nhạy cảm hơn. Hiện, bệnh chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Vì vậy, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để có hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh.
Phòng bệnh bằng vaccine: Tiêm phòng cho đàn gà đẻ giai đoạn 15 - 16 tuần tuổi. Hiện, trên thị trường có các loại vaccine đơn giá phòng hội chứng giảm đẻ riêng, cũng như vaccine đa giá phòng 3 bệnh Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS).
Vệ sinh phòng bệnh: Vì virus lây qua trứng nên có thể áp dụng các biện pháp để phòng bệnh như: Gà giống được chọn từ những cơ sở giống chất lượng, không bị nhiễm virus, đàn gà cần được tiêm phòng cẩn thận. Bên cạnh đó, virus có nguồn gốc từ vịt và ngỗng nên cần nuôi 2 loài này cách xa khu nuôi gà.
Thường xuyên vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, uống thường xuyên. Ðịnh kỳ 2 lần/tuần phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường xung quanh. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống thường xuyên.
Ðảm bảo thức ăn, nước uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi, định kỳ bổ sung vitamin, khoáng, điện giải nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi, chống lại stress khi môi trường có sự thay đổi.
Theo Ban KHKT/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã