Nguyên liệu cần thiết trong thức ăn
Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Gồm: Hạt ngũ cốc (thóc, ngô,…), sản phẩm phụ từ ngũ cốc (tấm, cám gạo,…) và các loại củ (sắn, khoai lang, dong riềng, củ từ,…). Nhóm thức ăn này cung cấp năng lượng cho các hoạt động đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn… và góp phần tạo nên các sản phẩm như thịt, trứng, sữa, làm cho thai phát triển…
Nhóm thức ăn giàu đạm: Có nguồn gốc thực vật (đậu tương, vừng, lạc, khô dầu,…) và thức ăn giàu đạm có nguồn gốc động vật (cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, giun đất, mối,…). có hàm lượng đạm cao, chủ yếu tổng hợp thành đạm của cơ thể.
Nhóm thức ăn giàu khoáng có hàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác; gồm: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, hến, tôm, vỏ trứng, bột xương,…
Nhóm thức ăn giàu Vitamin: có hàm lượng vitamin cao, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể; gồm: Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào,...) các loại vitamin công nghiệp và các loại premix vitamin, khoáng.
Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp
Cần có từ ba loại thức ăn trở lên, sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của gia đình. Các loại thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng, không bị mốc, sâu mọt, không bị hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục.
Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để dễ tiêu hóa, như: Đậu tương phải rang chín; vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền… Các nguyên liệu trước khi phối trộn phải nghiền nhỏ.
Căn cứ vào số lượng vật nuôi và thức ăn của chúng mà tính toán lượng thức ăn cần phối trộn, không phối trộn số lượng quá lớn sẽ giảm chất lượng do bảo quản lâu. Thức ăn tinh phối trộn phải đảm bảo rẻ, dễ sử dụng và bảo quản.
Cách phối trộn
Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch theo thứ tự: loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với các loại nguyên liệu có khối lượng ít (như khoáng, vitamin…) phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn.
Dùng xẻng, hoặc tay trộn thật đều (cho đến khi hỗn hợp thức ăn có màu sắc đồng nhất) sau đó đóng thức ăn vào bao, khâu kín lại.
Đặt bao thức ăn lên giá kê cách tường và nền nhà, không để vào chỗ quá kín, hoặc ẩm ướt.
Công thức phối trộn thức ăn cho lợn cái hậu bị giống nội và F1:
Một số nguyên tắc trong sử dụng thức ăn phối trộn
Bảo quản thức ăn nơi khô ráo, mát, có mái che, cần kê cao để tránh nhiễm mốc gây bệnh. Cần tránh để chuột, bọ phá hỏng thức ăn và nên sử dụng thức ăn đã phối trộn trong vòng 7 ngày.
Các công thức phối trộn thức ăn cho lợn
Các công thức phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn để cai sữa (tính cho 100 kg thức ăn)
Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn tinh phối trộn khác nhau phải được sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích, ví dụ: Gia súc non đang lớn, gia súc đực đang khai thác cần cung cấp các loại thức ăn giàu đạm; Gia súc đang nuôi vỗ béo cần cung cấp các loại thức ăn giàu năng lượng.
Lượng thức ăn tinh phối trộn cung cấp cho một con trong một ngày phải dựa trên nhu cầu để đảm bảo tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng.
>> Trong quá trình nuôi, không nên thay đổi thức ăn, khẩu phần ăn và chế độ ăn cho lợn một cách đột ngột, vì có thể làm chúng kém ăn, rối loạn tiêu hóa.
Theo Nhật Minh/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã