Học tập đạo đức HCM

Di sản văn hóa các dân tộc là nguồn lực phát triển

Thứ sáu - 06/11/2020 02:17
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc được các địa phương quan tâm triển khai với nhiều hoạt động thiết thực, góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa, là cầu nối để quảng bá hình ảnh cho du khách trong và ngoài nước; đồng thời, đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội.
ảnh minh họa
ảnh minh họa

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa, coi đó là sức mạnh, cội nguồn cho sự phát triển bền vững.

Theo thống kê, Quảng Ninh hiện có 613 di tích lịch sử văn hóa, 361 di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có 5 di tích đặc biệt cấp quốc gia, 54 di tích cấp quốc gia, 85 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 469 di tích nằm trong danh mục kiểm kê, phân loại.

Việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đã tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân hiểu về giá trị, ý nghĩa và tính cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc. Các cấp, ngành đã triển khai hiệu quả việc phát huy giá trị di sản, bố trí, dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích, danh thắng đảm bảo giữ nguyên vẹn những yếu tố gốc cấu thành của di tích cũng như tính thẩm mỹ hài hòa, đúng theo quy định của Luật Di sản văn hoá và các văn bản pháp luật liên quan.

Nhờ đó, nhiều di tích thoát khỏi nguy cơ sụp đổ, đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình, giảm thiểu các tác động đến việc xâm hại khu vực bảo vệ các di tích đã được xếp hạng. Nhiều di tích được tôn tạo, phục hồi các hạng mục làm cho di tích ngày càng phát huy giá trị tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, tham quan, học tập trong cộng đồng.

Quảng Ninh cũng là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về tổ chức lễ hội. Theo đó, tỉnh đã tổ chức và quản lý tốt 76 lễ hội diễn ra trên địa bàn thông qua các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, giá dịch vụ, kiểm soát tốt các hiện tượng mê tín, dị đoan... tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách bốn phương. Tiêu biểu như: Lễ hội Yên Tử, lễ hội Tiên Công, lễ hội đền Cửa Ông... thu hút hàng vạn du khách.

Hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn hiện nay chính là nguồn tài nguyên quý đã tạo nên sức hút, thương hiệu, giá trị riêng của du lịch Quảng Ninh, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh thu hút khoảng 5 triệu lượt du khách đến tham quan di tích, lễ hội.

Tại Khánh Hòa, 5 năm qua, ngành văn hóa và thể thao luôn chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cộng đồng và góp phần quảng bá, phục vụ hoạt động du lịch.

Trên địa bàn Khánh Hòa hiện có 16 di tích cấp quốc gia, 176 di tích cấp tỉnh, 56 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của tỉnh; 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và nghệ thuật bài chòi miền Trung Việt Nam (trong đó có Khánh Hòa) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hiện nay, Sở Văn hóa-Thể thao đã hoàn thành tu bổ, tôn tạo hơn 30 di tích, đạt hơn 50% kế hoạch 2017 - 2022 và đang lập dự án trùng tu, tôn tạo Thành cổ Diên Khánh, đường vào Khu mộ bác sĩ A. Yersin, Bia lưu niệm sự kiện Tết Mậu Thân 1968...

Với những nỗ lực quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản và tăng cường quảng bá, nhiều di sản văn hóa đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Chỉ riêng 2 di tích Tháp Bà Ponagar và danh thắng Hòn Chồng, 5 năm qua đã thu hút gần 15 triệu lượt khách. Số lượt khách và nguồn thu từ phí tham quan năm sau luôn cao hơn năm trước. Nguồn thu này được dùng để đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích và giữ gìn giá trị di sản văn hóa...

Tại Sơn La, tỉnh luôn chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa nội dung văn hóa, lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương đối với thế hệ trẻ....             

Cùng với đó, Sơn La đã quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử; hoàn thành việc rà soát và đánh giá thực trạng về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 96 di tích được đưa vào danh mục quản lý và bảo vệ, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 15 di tích quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh, 34 di tích chưa được xếp hạng.                

Đối với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, đến nay, tỉnh đã hoàn thành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh; lập hồ sơ khoa học 10 di sản văn hóa tiêu biểu trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có Nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao; lễ Pang A của dân tộc La Ha; Nghệ thuật khèn của người Mông (Mộc Châu); lễ cưới dân tộc Dao (ngành Dao tiền)… Đồng thời, phối hợp với các tỉnh: Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đệ trình UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.             

Với nhiều hoạt động thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của tỉnh thời gian qua, nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đã được bảo vệ và phát huy giá trị, góp phần giáo dục truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân; quảng bá, giới thiệu văn hóa các dân tộc Sơn La đến với bạn bè trong nước và quốc tế; đóng góp tích cực vào công tác gìn giữ, bảo tồn và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhật Thy (t/h)

Nguồn tin: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay56,509
  • Tháng hiện tại853,207
  • Tổng lượt truy cập90,916,600
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây