Theo thông tư số 112/2010/TTLT/BTC-BLĐTBXH, lao động thuộc diện nghèo được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ngày học, tiền đi lại cho người ở xa điểm học 15km trở lên. Đây là khoản tiền hỗ trợ trực tiếp. Ngoài ra, lao động còn được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/khoá học, chi cho cơ sở dạy nghề tổ chức lớp học. Theo quy định tại tiết d, mục 7.1 khoản 7 Điều 6 của Thông tư 112, khoản hỗ trợ chi phí học nghề được chi cho những hoạt động gồm:
+ Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề; Chi mua tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề;
+ Thù lao giáo viên, người dạy nghề; Phụ cấp lưu động cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề từ 15 ngày trở lên trong tháng.
+ Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề; Thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề chuyên dụng (nếu có); Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học; Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị dạy nghề đối với trường hợp dạy nghề lưu động; Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có);
+ Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.
Như vậy, khoản tiền ăn, đi lại hỗ trợ cho anh không tính vào khoản tiền hỗ trợ kinh phí học tập mà anh sẽ được nhận trực tiếp. Anh có thể liên hệ với cơ sở dạy nghề để được hướng dẫn.
Vụ Kế hoạch tài chính - Tổng cục Dạy nghề
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã