Học tập đạo đức HCM

Những nông dân hiện đại

Thứ năm - 10/04/2014 04:50
Khi làng quê tiến lên nông thôn mới, những nông dân trước đây chỉ quen chân lấm tay bùn, nay đã biết check mail, lướt web, chat, chơi Facebook để cập nhật công nghệ, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường.

Nhiều người còn chủ động ra nước ngoài tìm hiểu kỹ thuật mới, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Lão nông Sơn Sa Ranh "làm nông" trên mạng

"Cày cấy" trên… mạng

Phải biết "cày cấy" trên mạng. Đó là câu mà nhiều nông dân ở huyện Nhà Bè, TP.HCM thường nhắc nhở nhau. Thời gian trước, tủ sách được trang bị tại các câu lạc bộ khuyến nông xã là nơi bổ trợ kiến thức quan trọng đối với nhiều nông dân. Nhưng nay, mạng internet mới chính là người "thầy" của họ.

Ông Sơn Sa Ranh (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) có vườn lan hơn 3.000m2. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng sự năng động của ông khiến nhiều người nể phục. Hàng ngày, ngoài thời gian chăm sóc vườn lan, ông tranh thủ đọc sách, báo, lướt web để cập nhật công nghệ và tìm kiếm thị trường. Tuổi già, mắt kém, chỉ có thể "chọt" bàn phím bằng hai ngón trỏ, nhưng ông khoe: "Thấy vậy chứ tui lướt web không thua ai đâu nghen. Tụi nhỏ nhiều lúc còn phải học hỏi tui".

Theo ông Sơn Sa Ranh, từ nhỏ đến lớn ông chỉ biết làm nông theo kiểu "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Nhưng từ khi xã xây dựng nông thôn mới, thấy người người thu thập được nhiều thông tin "hot" trên mạng, ông đã nhờ con, cháu chỉ dẫn cách truy cập internet. Nhờ lướt web, ông đã tự phòng trị nhiều loại bệnh trên cây lan, trang bị hệ thống phun sương theo công nghệ Israel vừa tiết kiệm nước, vừa giúp vườn lan phát triển tốt hơn… Ngoài ra, cũng nhờ lướt web mà ông quen được nhiều chủ vườn lan có tiếng ở Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang… để trao đổi, học tập kinh nghiệm. "Làm nông dân bây giờ phải biết học. Đặc biệt, mạng internet là một kho tàng kiến thức vô tận" - ông Sơn Sa Ranh khẳng định.

Tương tự, tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, ông Hoàng Vĩnh Trọng có trại nuôi nhím gần 1ha. Trước đây chỉ quen với cày cuốc, nay ông Trọng không chỉ biết lướt web mà còn rất sành việc "chat chít". Yahoo chat của ông có rất nhiều bạn bè. Ông Trọng nhận xét: "Lướt web có thể tìm được nhiều thông tin hay, nhưng thông tin trên mạng có cái đúng, cái sai. Vì vậy, tui khoái Yahoo chat với anh em, trao đổi thông tin với nhau". Theo ông Trọng, cũng nhờ Yahoo chat mà ông đã làm quen với nhiều nông dân ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận… có được nhiều hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trại nhím của ông thu lợi nhuận mỗi năm hơn 300 triệu đồng, số tiền mà trước đây có nằm mơ ông cũng không thấy.

Cô Trần Thị Mỹ Trinh chăm sóc vườn lan

Sau nhiều năm làm nông, cuộc sống thiếu trước hụt sau, cô Trần Thị Mỹ Trinh (28 tuổi, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) xin vào khu công nghiệp làm công nhân may. Khi nghe tin xã tham gia chương trình nông thôn mới, nông dân được Nhà nước hỗ trợ, cô đã mạnh dạn quay về chuyển toàn bộ hơn 2.000m2 đất đang trồng khổ qua, dưa leo, củ cải sang trồng hoa lan. Sau một năm ứng dụng những kiến thức học được từ các chương trình tập huấn và thông tin từ mạng internet, vườn lan của cô đạt năng suất cao. Tuy nhiên, chưa kịp mừng, cô thường xuyên phải đối mặt với việc tiêu thụ sản phẩm, nhiều lúc phải chở lan đi bán dạo với giá rẻ. Sau thời gian dài trăn trở, cô quyết định lập website: www.vuonlanbaduoc.tvnn.vn.

Thông qua website, cô đã có nhiều mối hàng. Hàng chục hecta đất của các hộ dân gần đó lập tức được chuyển sang trồng lan để làm vệ tinh cung cấp cho cô. Hiện website của cô là cầu nối giao dịch thường xuyên với các mối hàng ở Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn. Hơn 20.000 cành lan/tuần được khách hàng đăng ký qua website này. Từ một thôn nữ chân đất, nay Mỹ Trinh đã trở thành chủ nhân của vườn lan có thu nhập gần 30 triệu đồng/tháng, tạo công ăn việc làm cho hơn 20 hộ nông dân trong xã.

Vươn ra thị trường nước ngoài

Không chỉ thành công trong nước, nhiều nông dân còn mạnh dạn "nhón" chân ra nước ngoài và bước đầu đã gặt hái những kết quả khả quan. Đến xã Hưng Long, huyện Bình Chánh hỏi thăm ông chủ vườn sứ Trương Văn Phượng thì hầu như ai cũng biết. Ông Phượng đã biến ba công đất ruộng của mình thành một vườn sứ kiểng. Theo ông Phượng, ban đầu ông chỉ trồng số lượng ít, bán vào dịp Tết, nhưng sau đó nhận thấy nhu cầu thị trường tăng cao, ông mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, do hạn chế trong ứng dụng kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm kém. Được địa phương hỗ trợ, ông tham gia nhiều buổi hướng dẫn kỹ thuật trồng sứ, đọc sách, học cách truy cập internet… Khi sản phẩm của ông được nhiều người chọn mua cũng là lúc website http://tvnn.vn/web/hoasubado/home ra đời. Thông qua mạng internet, ông quen nhiều chủ vườn sứ có tiếng ở Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách, Cái Mơn (Bến Tre)… và nhiều hợp đồng được ký kết.

Chị Lê Hà Mộng Ngọc bên vườn nấm linh chi đỏ vừa nẩy mầm

Không bằng lòng với kết quả đạt được, ông muốn sản phẩm của mình phải vươn xa hơn. Nghĩ là làm, ông Phượng lên đường sang Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... vào tận nhà vườn của nông dân để tìm hiểu. Sau nhiều lần "du học", ông mang về nhiều giống sứ mới cùng kỹ thuật, công nghệ lai ghép. Thông qua những chuyến đi ấy, ông Phượng còn bắt mối được với nhiều đối tác. Hiện mỗi năm ông đưa ra thị trường hơn 50.000 gốc sứ, trong đó, khoảng 10% cung cấp cho thị trường Nhật. Vừa qua, ông Phượng còn khai trương thêm "gian hàng" hoa sứ của mình trên facebook với nick Vườn Sứ Ba Đô.

Chị Lê Hà Mộng Ngọc (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi) đang dần khẳng định tên tuổi của mình trong giới sản xuất kinh doanh nấm. Chị vốn là dân văn phòng đang có việc làm ổn định, nhưng đã "nhảy" ra làm nông dân. Được đào tạo kỹ thuật bài bản, chị chọn trồng các loại nấm có giá trị kinh tế cao như linh chi đỏ, bào ngư, hoàng kim, hoa hồng, ngọc thạch… với công nghệ sạch theo tiêu chuẩn VietGap.

Biết chị Mộng Ngọc có nhiều tâm huyết với nghề trồng nấm, Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM đã hỗ trợ chị máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phòng thí nghiệm… Hiện chị là chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất thương mại nông sản Nấm Việt, kiêm giám đốc Công ty cổ phần công nghệ sinh học Nấm Việt. 65 nhà kính sản xuất nấm của chị tạo việc làm cho gần 40 người, sản phẩm có tại các siêu thị Co.opMart, CitiMart, LotteMart, MaxiMark… và xuất sang Lào, Campuchia, Thái Lan...

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm402
  • Hôm nay51,839
  • Tháng hiện tại827,117
  • Tổng lượt truy cập92,000,846
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây