Học tập đạo đức HCM

Tài chính lớp học nghề: “Diều muốn bay nhưng dây quá ngắn”

Thứ năm - 29/03/2012 23:21
Đó là hình ảnh ví von của nhiều cán bộ dạy nghề khi tổ chức lớp học theo Đề án 1956 và một số chương trình dạy nghề khác. Lý do là kinh phí chưa tính tới đặc thù ngành học, khiến nhiều lớp học phải giảm thời gian dạy.

Chi phí còn thấp

Nhìn cơ cấu tài chính chi cho mỗi nghề đào tạo ngắn hạn cho nông dân được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt khi thực hiện Đề án 1956, dễ dàng nhận thấy có sự đánh đồng về kinh phí. Cụ thể, học phí chi cho mỗi lao động khi học nghề dao động từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng/khoá.

Học phí nghề hàn không dưới 3 triệu đồng/khóa.

Mức chi này được tính theo hướng dẫn của Thông tư 112 do Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính ban hành. Với biểu học phí này, ông Nguyễn Thanh Hải - đốc công xưởng hàn của Công ty cổ phần Thương mại và nhân lực LOD nhận định: “Tôi không rõ các nghề nông nghiệp đào tạo thế nào, nhưng riêng nghề hàn, nếu học phí dưới 3 triệu đồng/khoá thì không thể dạy nghề được. Đó chỉ là hàn que với trình độ phổ thông, chưa phải hàn điện trình độ cao (3G, 6G). Nếu các trung tâm dạy được theo mức học phí này thì sẽ phải bớt nguyên liệu thực hành, đồng nghĩa với giảm chất lượng đào tạo”.

Ông Nguyễn Ngọc Tuyến - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ việc làm nông dân Hải Dương cho hay: “Trung tâm xây dựng chương trình theo hướng dẫn của Thông tư 30-31, mức hỗ trợ kinh phí theo Thông tư 112 có thể phù hợp với nghề nông nghiệp- nghề mà nông dân có sẵn nguyên liệu thực hành, còn với nghề phi nông nghiệp thì đúng là hơi thấp”. Trong tháng 3.2012, Trung tâm này vừa khai giảng một số lớp học nghề nông nghiệp, nghề may nhưng “chưa khai giảng được lớp nghề hàn nào, phần vì bà con chưa có nhu cầu, phần vì kinh phí khó đáp ứng”- ông Tuyến nói.

Giảm bớt chương trình

Mức học phí trên, theo Bộ LĐTBXH là chưa tính hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho các đối tượng. Cụ thể: Lao động hộ nghèo, lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công đối với cách mạng; hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác tham gia học nghề thì được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000/người/khoá học đối với người học nghề từ xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Liên quan đến tài chính lớp học, ông Phạm Văn Luyện - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Tổng cục Dạy nghề) nhấn mạnh, chi phí này chỉ mang tính “hỗ trợ”. Đề án 1956 khuyến khích các tỉnh khai thác thêm nhiều nguồn tài trợ, khuyến khích nông dân có thể bỏ ra một phần chi phí. Tuy nhiên, thực tế ở hầu hết các địa phương, không lớp học nào thực hiện được điều này.

Một cán bộ Sở LĐTBXH Điện Biên cho biết, mỗi nghề đào tạo ngắn hạn cho nông dân ở tỉnh này được xây dựng với 352 giờ học, bao gồm cả bế giảng, khai giảng (tương đương với 44 ngày) thì mức chi tối đa cho lao động nghèo là khoảng 900.000 đồng/khoá học. Tuy nhiên, nhiều vùng do kinh phí eo hẹp lại đưa ra quy định chi tối đa không quá 225.000 đồng/người/tháng hoặc 330.000 đồng/người/tháng để đảm bảo định mức 1 lớp chi không quá 50-60 triệu đồng/khoá. Vì vậy, nếu muốn chi trả đủ theo định mức hỗ trợ lao động nghèo thì phải giảm thời gian học.

Ông Đoàn Văn Tư- lớp trưởng một lớp chăn nuôi ở An Dương (Hải Phòng) cho biết, học nghề nông nghiệp phải theo được thời gian sinh trưởng của cây, con. “Nếu thời gian ngắn hơn thì việc học cũng chỉ mang tính hình thức”- ông Tư nói. Ngoài ra, theo ông Tư các khoản tài chính thường hỗ trợ sau lớp học, khi mà khoá học đã kết thúc. Để có nguyên liệu thực hành, các học viên như ông phải mua chịu con giống, thức ăn, mượn chuồng trại…

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập201
  • Hôm nay26,476
  • Tháng hiện tại801,754
  • Tổng lượt truy cập91,975,483
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây