Học tập đạo đức HCM

Trồng 3 sào củ mài, người cựu chiến binh lãi ròng 150 triệu đồng/năm

Thứ ba - 13/03/2018 22:20
Nhận thấy củ mài là vừa loại thực phẩm thơm ngon, vừa là dược liệu quý có giá trị trong đời sống, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Thái Hiệp, trú tại thôn 9, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thuần dưỡng, đem trồng xen kẽ vào chỗ đất trống giữa 2 hàng thông trong vườn đồi của gia đình. Chỉ với 3 sào khoai, gia đình ông đã lãi ròng 150 triệu/năm, gấp các cây trồng khác nhiều lần.

CCB Nguyễn Thái Hiệp (SN 1953), trú tại thôn 9, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh. Năm 1973, ông lên đường nhập ngũ vào quân đội, đóng quân tại các tỉnh miền Đông Nam bộ. Từ năm 1976 đến 1982 đơn vị của ông đóng quân tại Quảng Trị. Năm 1977 ông trở về quê, là bệnh binh 2/4, mất sức lao động 61%. Ông xây dựng gia đình với bà Trần Thị Lành, SN 1955, người cùng quê, sinh được 5 đứa con (3 trai, 2 gái) đều tốt nghiệp đại học và có công việc làm ổn định.

Là một cựu chiến binh năng động, ông không chấp nhận cái đói, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Chế độ thương binh, mất sức lao động, hưởng 2.478.000 đồng/tháng, không đủ để ông trang trải cho bản thân. Dù con cái ông giờ đã có công ăn việc làm, nhưng ông luôn trăn trở, suy nghĩ “trồng cây gì, nuôi con gì” để có thêm thu nhập, quyết không dựa dẫm vào con.

Cựu chiến binh Nguyễn Thái Hiệp luôn không bằng lòng với cuộc sống của mình. Dù sức khỏe đã giảm do vết thương từ chiến tranh, nhưng ông luôn muốn phát triển kinh tế ngay tại quê hương của mình.
Cựu chiến binh Nguyễn Thái Hiệp luôn không bằng lòng với cuộc sống của mình. Dù sức khỏe đã giảm do vết thương từ chiến tranh, nhưng ông luôn muốn phát triển kinh tế ngay tại quê hương của mình.

Nhớ lại những lần ở trong rừng sâu, nhờ có củ khoai mài (củ hoài sơn) mà ông vượt qua được cái đói, cái rét, sức khỏe vẫn luôn dẻo dai, nên ông quyết tâm vào rừng tìm hiểu, lấy giống về trồng.

Sau nhiều năm lăn lộn trong rừng sâu Hương Sơn, ông Hiệp đã nhận biết có 3 loại mài, đó là loại dây mọc có gai, loại dây trơn và loại dây xanh. Trong 3 loại đó, củ mài dây xanh chiếm ưu thế vượt trội, ưa thích quang hợp và cho năng suất cao, phù hợp với khu đất rừng hàng chục ha mà ông đang sở hữu.

“Tôi theo dõi kỹ thì biết mùa mài bắt đầu từ tháng Chạp (âm lịch), đến mùa chim tu hú kêu thì củ mài mới mọc mầm. Đến tháng 10, thân cây héo dần, lá rụng, báo hiệu một chu kỳ phát triển kết thúc, củ mài cho thu hoạch từ đó” – ông Hiệp chuyện trò.

Rồi ông Hiệp mang về trồng thử nghiệm. Kỹ thuật trồng khá đơn giản, không khác mấy trồng khoai lang. Nhận thấy khu đất của ông chỉ trồng thông quá lãng phí, ông vét đất giữa các hàng thông thành luống với độ sâu vừa phải, phía dưới trải một lớp vỏ bao xi măng để hạn chế củ mọc sâu xuống đất, sau đó bỏ phân chuồng, lân, cali, đạm tổng hợp, rồi bỏ hạt xuống và lấp đất kín hạt giống. Khi củ mài mọc thì tiến hành làm cọc cho giây leo.

Ông Hiệp trực tiếp trồng cây khoai mài trong khu rừng thông của gia đình.
Ông Hiệp trực tiếp trồng cây khoai mài trong khu rừng thông của gia đình.

 

Kết quả mang lại cho ông thật mỹ mãn. Củ phát triển tốt, cho 1,5 đến 2kg/m2 đất.
Kết quả mang lại cho ông thật mỹ mãn. Củ phát triển tốt, cho 1,5 đến 2kg/m2 đất.

Năm đầu tiên dù chỉ trồng thử nghiệm, nhưng cây phát triển rất tốt. Bình quân mỗi m2 đất cho thu hoạch từ 1,5 đến 02 kg khoai mài. Mỗi sào cho thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/vụ.

Nhận thấy cây trồng này hiệu quả ngoài mong đợi, không còn trồng thử nghiệm nữa, ông huy động anh em, trồng lên tới 3 sào nằm xen kẻ trong 40 ha rừng thông và keo của gia đình. Bên vườn khoai mài đang trong mùa thu hoạch, ông Hiệp cười tươi rói cho biết, mỗi năm trồng đơn giản, ít mất công sức, vậy mà 3 sao khoai mài cho thu nhập 150 triệu đồng.

Lấy bài toán hiệu quả kinh tế của cây thông, keo, ông Hiệp nói, cây khoai mài hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần, thu hồi vốn nhanh, lại rất khỏe trên cùng diện tích đất. “So với trồng thông thì cứ mỗi 1ha trồng 400 cây, phải sau 18 năm mới cho khai thác, trồng keo lấy gỗ sau 5 đến 6 năm cũng chỉ cho thu nhập 8 đến 10 triệu đồng/năm. Còn khoai mài thu nhập bình quân 40 đến 50 triệu đồng/sào. Nói về làm kinh tế thì chưa có loại cây nào lại “trồng giả nhưng ăn thật” mang lại giá trị cao như cây củ mài này”, ông Hiệp, vui vẻ chia sẻ.

Cùng với bán củ cho các thương buôn làm dược liệu, việc bán hạt giống cho người dân cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình ông Hiệp.
Cùng với bán củ cho các thương buôn làm dược liệu, việc bán hạt giống cho người dân cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình ông Hiệp.

Tổng thu nhập tính từ chăn nuôi bò, hươu, gà, thì mỗi năm gia đình ông Nguyễn Thái Hiệp thu về 300 triệu đồng. Với số tiền này, ông Hiệp, bà Lành mới có đủ điều kiện để chi phí nuôi 5 đứa con ăn học đại học thành đạt. Hiện các thành viên đang công tác và có thu nhập ổn định tại các Cty ở phía Nam, Đà Nẵng và Hà Tĩnh.

Chia sẻ về dự định phát triển thêm diện tích trồng củ mài trong thời gian tới, CCB Nguyễn Thái Hiệp cho biết “do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, trong thời gian tới ông chỉ tập trung chuyển đổi kỹ thuật trồng mới bằng cách tạo hình, nhằm tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Hiệp trong một giới thiệu sản phẩm củ mài do gia đình ông sản xuất.
Ông Hiệp trong một giới thiệu sản phẩm củ mài do gia đình ông sản xuất.

Ông Hiệp tin tưởng, thu nhập từ cây khoai mài của gia đình ông còn tăng lên trong nay mai khi người dân sử dụng khoai mài để chế biến thành các món ăn ưa thích như: chè, cháo, khoai mài hay món khoai mài xéo với nếp thơm, rất dễ ăn, bổ dưỡng.

Điều đáng trân trọng ở người cựu chiến binh già này là ông không giấu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng mài mà luôn nhiệt thành chia sẻ, tư vấn cho người dân, bạn bè, cán bộ các địa phương trong và ngoài địa bàn huyện Hương Sơn đến tham quan, học hỏi. Nhờ ông mà đến nay đã có khoảng 70% số hộ gia đình ở quê ông trồng mài, góp phần nâng cao thu nhập.

Củ mài, trong dân gian còn gọi là khoai mài, là loài giây leo sống tự nhiên trong rừng. Theo Đông y là vị thuốc có tên hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng; mạnh xương cốt; suy nhược cơ thể; bệnh đường ruột; ỉa chảy; lỵ lâu ngày; bệnh tiêu khát; di tinh; mộng tinh và hoạt tinh; viêm tử cung (bạch đới) thận suy; mỏi lưng; chống mặt; hoa mắt, ra mồ hôi trộm; đi tiểu luôn…

 

Minh Lý - Văn Dũng/dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập516
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại847,953
  • Tổng lượt truy cập92,021,682
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây