Học tập đạo đức HCM

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?

Thứ năm - 11/01/2018 03:09
Một con cua hoàng đế có thể mang mức giá cả chục triệu đồng mà vẫn chẳng có hàng để bán. Tại sao lại đắt thế nhỉ?

Nếu phải lựa chọn ra danh sách những món hải sản đắt đỏ nhất, hoàng đế (có nơi gọi là huỳnh đế) chắc chắn phải có một chỗ trong đó, thậm chí nằm trên top đầu.

Đã từ rất lâu rồi, những chú cua khổng lồ dài cả mét này được giới nhà giàu sẵn sàng trả giá lên tới hàng chục triệu đồng, mà vẫn chẳng có hàng để bán.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 1.

Cua hoàng đế - những chú cua khổng lồ đắt đỏ trên bàn tiệc

Những chú cua này đắt không phải vì người Việt thích chơi sang đâu. Trên thế giới, đây cũng là món ăn cực kỳ đắt đỏ, chỉ khác ở chỗ, người nước ngoài bán cua theo đơn vị chân và càng.

Như tại Alaska - nơi có thể đánh bắt được những chú cua hoàng đế đỏ nổi tiếng nhất thế giới, họ cũng bán theo hình thức như vậy, với mức giá từ 24 USD (khoảng 550.000VND)/nửa ký. Nếu chân to, càng to, giá trị sẽ còn bị đẩy cao hơn nữa.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 2.
 

Điều này cũng khá dễ hiểu, vì với cua hoàng đế, chân và càng là những nơi ngon nhất, chứa nhiều thịt của nhất, còn thân cua thì gần như chẳng có gì.

Mỗi con cua chỉ có 3 cặp chân và 2 càng, trong đó thịt ở chân có chất lượng cao hơn. Đây quả thực là một điều may mắn, vì nếu thịt ở càng ngon hơn, giá cua hoàng đế có lẽ còn đắt hơn bây giờ rất nhiều.

Nhưng với một loài cua chỉ ăn được chân, liệu có đáng để bỏ ra số tiền nhiều đến vậy? Thực ra mọi chuyện đều có nguyên do của nó.

Tại sao cua hoàng đế lại đắt tiền?

Ads by AdAsia

 

 

 

 

 

Trước tiên, hãy tìm hiểu đôi nét về loài cua này đã. Cua hoàng đế - king crab (Paralithodes camtschaticus) rất xứng danh vua của loài cua, vì chúng là những con cua lớn nhất thế giới. Một con cua hoàng đế đỏ có thể đạt sải chân dài tới 1,8m, nặng hơn 10kg lận.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 3.
 

Nhưng cua đắt không phải là vì kích cỡ, mà do công đoạn bắt được nó chẳng hề dễ dàng. Cua hoàng đế trưởng thành thường sống ở những vùng nước lạnh, với nhiệt độ trung bình khoảng 3,2 - 5,5°C. Độ sâu nơi chúng ở phải lên tới 200, thậm chí là 300m.

 

Biển lạnh, lại phải lặn sâu, rõ ràng để bắt được cua hoàng đế là rất khó khăn. Ấy là chưa kể mùa săn cua hoàng đế thường diễn ra vào tháng 10 - thời điểm các vùng biển phía Bắc trở nên cực kỳ lạnh và hung dữ, tức là nguy hiểm hơn.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 4.

Cua hoàng đế đắt một phần là vì khó khăn để đánh bắt

80% ngư dân bắt cua thiệt mạng do bị cuốn xuống biển hoặc bị giảm nhiệt thân thể. Chuyện thương tích do va đập, tai nạn với máy móc thường xuyên xảy ra.

Rủi ro và khó khăn lớn, lợi nhuận đương nhiên phải cao hơn - một bài toán tài chính đơn giản. Toàn bộ chi phí ấy được đổ xuống đầu người tiêu dùng.

Thêm một lý do khác khiến cua hoàng đế đắt hơn những hải sản khác như tôm hùm, đó là vì tôm hùm có thể nuôi được, còn cua thì không.

Tại sao? Vì cua lớn quá chậm - cần đến 7-10 năm để đạt kích cỡ cần thiết. Trong khoảng thời gian ấy, chi phí bỏ ra là quá lớn, nên nó được xem là bất khả thi.

Không phải cua nào cũng có giá giống nhau

Kỳ thực cùng gọi là cua hoàng đế, nhưng loài cua này có tới 3 loại phổ biến: đỏ (red), xanh (blue), và vàng (golden).

Trong đó, cua đỏ có giá trị cao nhất, vì đây là loại có nhiều thịt nhất. Ngoài ra còn một loại thứ tư - cua hoàng đế scarlet - nhưng chúng tương đối hiếm nên thường không được nhắc đến.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 5.
 

Ở Việt Nam cũng có cua hoàng đế, nhưng chủ yếu là loại màu xanh (blue). Dù chất lượng không bằng, nhưng cua xanh ăn cũng rất ngon, và giá trị cũng chẳng thua kém là bao.

Nguồn : Soha/Trí thức trẻ
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập407
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm397
  • Hôm nay23,165
  • Tháng hiện tại201,732
  • Tổng lượt truy cập90,265,125
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây