Học tập đạo đức HCM

Muỗi nuôi tại đảo Trí Nguyên có khả năng phòng virus Zika

Chủ nhật - 27/03/2016 05:17
Loại muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn tự nhiên) mang tác nhân sinh học Wolbachia đang nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên có khả năng ức chế virus Zika.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa thông tin chính thức loại muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn tự nhiên) mang tác nhân sinh học Wolbachia đang nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang không chỉ có khả năng loại trừ bệnh sốt xuất huyết mà còn có khả năng ức chế virus Zika.

Từ nhiều năm nay, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa phối hợp thực hiện Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam” bằng cách thả muỗi vằn tự nhiên có cấy vi khuẩn Wolbachia tại đảo Trí Nguyên nhằm giảm khả năng lây truyền virus sốt xuất huyết. Sau khi ngừng thả muỗi từ tháng 11/2014, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia vẫn tự duy trì.

muoi nuoi tai dao tri nguyen co kha nang phong virus zika hinh 0
Muỗi vằn nuôi tại đảo Trí Nguyên có khả năng phòng virus Zika (Ảnh: Lao Động)

Trước đó, tại đảo số ca mắc sốt xuất huyết Dengue bình quân mỗi năm từ 8 đến 10 ca. Sau khi thả muỗi, năm 2014, tại đảo không có ca bệnh nào. Năm 2015 sốt xuất huyết tại tỉnh Khánh Hòa lên đến đỉnh điểm nhưng tại đảo Trí Nguyên chỉ có 1 ca và ca này có thể lây bệnh từ đất liền.

Muỗi vằn tự nhiên có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước có thể truyền virus Dengue, virus Zika khi chúng hút máu người bệnh có virus nêu trên. Trong khi đó, một số nghiên cứu mới đây cho thấy muỗi vằn mang tác nhân sinh học Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của virus Zika.

Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là một phương pháp mới có nhiều triển vọng trong phòng ngừa lây truyền Zika: “Virus Zika và virus sốt xuất huyết cùng 1 loại muỗi truyền bệnh đó là Aedes aegypti, loại muỗi này khi không phát triển thì nó sẽ phòng chống được cả 2 bệnh. Tới đây, chúng tôi phối hợp với tỉnh, mở rộng địa bàn thử nghiệm từ đảo Trí Nguyên đưa muỗi vào đất liền để có thể triển khai ở trên đất liền. Trên cơ sở đó đánh giá, có thể nhân rộng mô hình này ra cho nhiều tỉnh, thành phố khác./.

 

 
(Nguồn tin:VOV)  
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm303
  • Hôm nay44,326
  • Tháng hiện tại998,138
  • Tổng lượt truy cập92,171,867
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây