Học tập đạo đức HCM

“Bà đỡ” của nhà nông

Thứ bảy - 29/12/2012 21:58
Từ một anh tạp vụ, rồi trở thành Tổng Giám đốc Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC), ông đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng để nghiên cứu các giống lúa. Vị Giám đốc đặc biệt này là Trần Mạnh Báo - “bà đỡ” của nhà nông.

 

Người đi trước… “Khoán 10”

Phải khó khăn lắm tôi mới hẹn gặp được ông, quả người ta bảo ông là “Tổng Giám đốc... chân lấm, nông dân” không sai. Bởi dù là Tổng Giám đốc một công ty giống lúa “số 1” cả nước, nhưng ông ít khi com lê, cà vạt ngồi ở văn phòng, mà chủ yếu là thời gian ông đội mũ, nón, xắn quần lội ruộng cùng với các kỹ sư, nông dân để nghiên cứu, kiểm tra lúa. Ông bảo, TSC, rồi cả bản thân ông, báo chí đã viết “nát” cả rồi có còn gì để viết nữa đâu.

Trên cánh đồng lúa giống của Tổng Công ty Giống Thái Bình.

Mà thật! Một con người đặc biệt và ông đang làm cái việc hết sức ý nghĩa cho nền nông nghiệp nước nhà là: “Nghiên cứu giống lúa cho năng suất, chất lượng và có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu” như ông thì báo chí không viết mới là chuyện lạ. Nhưng khi tiếp xúc với ông, tư liệu mà ông cung cấp, tôi có viết “tràn tờ báo” cũng không hết.

Ông kể, ông sinh ra trong một gia đình có tới 10 người con ở xã Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình). Năm 1968 khi đang học lớp 8 đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ ở Sư đoàn 320. Đến năm 1970, Trung đoàn 52 của ông được điều động sang chiến đấu ở chiến trường Campuchia và Tây Nam Bộ.

Hòa bình lập lại, ông về quê với “danh hiệu” thương binh 2/4 và được ưu tiên vào làm công nhân chăn nuôi lợn rồi về làm “tạp vụ” tại Công ty Giống cây trồng Thái Bình, vừa làm vừa học cuối cùng ông thi đỗ vào Trường Đại học Nông nghiệp 1. Tốt nghiệp, ông về làm Trại Phó, Trại Giống lúa Đông Cơ (Tiền Hải), khi đó Trại Giống đang đứng trước nguy cơ giải thể do sản xuất không hiệu quả.

Đứng trước thực trạng đó, năm 1987 ông mạnh dạn xây dựng Đề án đổi mới quản lý trong Nông nghiệp quốc doanh và thực hiện tại Trại Giống lúa Đông Cơ. Đề án: “Khoán sản phẩm đến người lao động trong nông trường quốc doanh”. Đề án gặp phải sự phản đối quyết liệt, nhưng bằng sự lý giải khoa học và việc dám đương đầu nhận trách nhiệm nếu đề án thất bại, cuối cùng ông cũng nhận được cái gật đầu của lãnh đạo và đồng nghiệp. “Vụ “thử nghiệm” đó lúa đạt năng suất cao hơn 30% so với trước. Từ mô hình này, năm 1988 ông Nguyễn Đức Bình- Ủy viên Bộ Chính trị khi về nghiên cứu chuẩn bị cho Nghị quyết “Khoán 10” đã đến tìm hiểu và đánh giá cao mô hình này!” – ông Báo vui vẻ cho hay.

Và hợp tác…  “song phương”

Ông Báo cho biết, với giống lúa “chủ lực” BC15, hiện đang chiếm hơn 60% tổng diện tích lúa tại Thái Bình và đang có mặt ở tất cả 56/63 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2012, TSC xuất khoảng 17.000 tấn lúa các loại, tăng 40% so với năm trước. Trong đó gồm 6 giống lúa lai và 10 giống lúa thuần, với số lượng này chúng tôi vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu giống của người dân, để tăng sản lượng lúa giống chúng tôi đang tiếp tục mở rộng và phối hợp với ngành nông nghiệp và nông dân ở các tỉnh trong cả nước để sản xuất giống theo mô hình “hợp tác song phương”.

Trước câu hỏi: Doanh nghiệp chỉ nên sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng, còn giống “xác nhận” có thể hợp tác liên kết với nông dân sản xuất. Ông Báo cho rằng: “Không phải ai cũng làm được giống! Các nhà khoa học nghiên cứu cả đời có khi chỉ được 1 – 2 giống, thậm chí chẳng được giống nào, thì người dân làm sao được. Không có nước nào bán giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng như ở nước ta, tuy nhiên họ chỉ “rêu rao” vậy thôi, chúng tôi đã lấy mẫu và kiểm ra và kết quả hoàn toàn khác. Để làm được giống, ngoài việc có đội ngũ cán bộ khoa học có chuyên môn cao, còn phải có cơ sở vật chất, nhà xưởng và cả thị trường nữa… chứ đâu đơn giản vậy!”.

Hiện TSC đã trở thành nhà sản xuất lúa giống chất lượng cao hàng đầu Việt Nam. Trong đó sản phẩm chủ lực của TSC là giống lúa BC15 có diện tích gieo trồng trên cả nước khoảng 500.000ha. Đây là giống lúa đạt năng suất cao và chất lượng gạo ngon. Vì vậy hiệu quả kinh tế của giống lúa này ít có giống lúa nào sánh kịp. Năng suất BC15 bình quân vụ xuân 70 – 75 tạ/ha, vụ mùa 65-68tạ/ha.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,800
  • Tổng lượt truy cập92,010,529
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây