B1 là ấp thuần nông, đời sống kinh tế của bà con chủ yếu sản xuất lúa 3 vụ/năm. Toàn ấp có 16 km đường GTNT, trong những năm qua người dân đã nỗ lực cùng chính quyền đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường nông thôn mới (NTM).
Lễ khởi công xây dựng đường GTNT ấp B1 do người dân đóng góp 100% kinh phí
Ông Tạ Đức Khanh, Trưởng Ban lãnh đạo ấp B1 cho biết: “Đường GTNT trong ấp đã được triển khai thi công giai đoạn 1 vào tháng 8/2010 với chiều dài 5.500 m, mặt đường bê tông cốt thép rộng 3m, tổng kinh phí 2,26 tỷ đồng do nhân dân đóng góp. Tháng 3/2012 thi công tiếp 350m, rộng 2,5m nối từ kênh Đòn Dông đến nhà thông tin ấp, kinh phí 175 triệu đồng cũng do nhân dân đóng góp.
Nay triển khai giai đoạn 2 với chiều dài 5.400m còn lại, đường thiết kế theo chuẩn NTM, mặt đường bê tông rộng 3m (chừa lề mỗi bên 0,5 m), tổng kinh phí trên 9 tỷ đồng. Trong đó, để giải phóng mặt bằng, người dân trong ấp đã tự nguyện hiến đất, vật kiến trúc trị giá trên 6 tỷ đồng, còn lại là kinh phí xây dựng”.
Ông Nguyễn Xuân Hiển, ấp B1, phát biểu: “Người dân chúng tôi chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng cũng mong muốn có con đường đi lại thuận tiện. Tôi được biết, ở những địa phương khác chính quyền có hỗ trợ cho dân xây dựng GTNT bằng cách cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp, trả chậm trong nhiều năm hoặc theo tỷ lệ 5-5 hay 7-3 (nhà nước hỗ trợ 70%).
Thế nhưng không hiểu sao người dân ở đây lại không được hưởng. Thậm chí trước đây chính quyền có thu tiền theo diện tích đất lúa là 50.000 đ/công ruộng trong 2 năm để làm GTNT nhưng đến nay khi chúng tôi làm thì chẳng thấy số tiền ấy đâu. Nếu được nhà nước hỗ trợ một phần thì người dân cũng đỡ khổ, nhất là đối với những hộ khó khăn”.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, năm 2013 nguồn kinh phí GTNT cấp trên giao về cho xã chỉ vỏn vẹn 400 triệu đồng nên xã không thể triển khai hỗ trợ người dân như những nơi khác được. Ông Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch UBND xã Thạnh Thắng cho biết, số tiền đầu tư xây dựng GTNT năm 2013 xã được cấp trên giao rất ít, trong đó đã chi cho ấp C1 trồng cây xanh hết phân nửa, số còn lại chỉ đủ hỗ trợ cho nhân dân ấp B1 làm mặt bằng (máy ủi).
Trước những thắc mắc của người dân, ông Trần Quang Hiến, Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Thắng cho biết thêm: “Nguồn kinh phí xây dựng GTNT của xã những năm qua chỉ có 200 triệu đồng, năm 2013 là 400 triệu đồng, đầu tư cụ thể thế nào cuối năm chúng tôi sẽ công khai cho dân biết. Còn về các nguồn hỗ trợ làm GNTT từ cấp trên 30% hay 70% chúng tôi chưa được nghe, khi nào có chúng tôi sẽ công bố cho dân biết.
Riêng khoản nhân dân đóng góp làm GTNT trước đây xã đã chi sửa chữa các cầu kênh Đòn Dông, còn lại làm đường một số ấp. Tuy nhiên, sau này việc thu tiền làm GTNT theo diện tích đất lúa không được triển khai tiếp nên không còn kinh phí để đầu tư tiếp cho các ấp còn lại”.
Đ.T.CHÁNH
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;