Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh Hiệu quả nhưng khó nhân rộng

Chủ nhật - 20/04/2014 04:45
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi huyện Phúc Thọ phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô, dần đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng tới quy trình sản xuất sạch là rất cần thiết.
Lợi ích “kép”
Được sự hỗ trợ tài chính, tư vấn kỹ thuật của Hội Nông dân huyện Phúc Thọ, Trung tâm trợ giúp nông dân (Hội Nông dân TP), anh Nguyễn Văn Tuấn, thôn Mỹ Giang (xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ) đã mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng để phát triển mô hình nuôi lợn sạch bằng men ủ vi sinh trên nền đệm lót sinh học. Ghé thăm trang trại lợn của gia đình anh Tuấn, nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì khu chăn nuôi rộng chừng 200m2, với khoảng 150 đầu lợn thịt thương phẩm nhưng không “nặng mùi” như các trại lợn truyền thống. Đó là nhờ thiết kế chuồng hở, mái cao, thoáng. Ngoài ra, đệm lót lên men được sản xuất chủ yếu từ trấu, mùn cưa không độc tố, cát và chế phẩm sinh học, giúp phân hủy tốt chất thải tại chỗ, không gây mùi hôi thối cũng như ảnh hưởng xấu tới không khí, nguồn nước… Hàng ngày, anh Tuấn sử dụng máy nghiền, xay lúa, ngô, đậu tương, đầu cá, rồi ủ men vi sinh “công nghệ xanh” từ 24 – 28 giờ. Thực phẩm lên men được trộn cùng bã bia (để tăng dinh dưỡng, giảm chi phí) rồi cho lợn ăn, hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp. “Tốc độ tăng trọng khi nuôi bằng phương thức sạch có chậm hơn một chút so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo tốc độ lên cân. Khi lấy mẫu thịt lợn đi kiểm tra, các thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm đều đạt chất lượng” - anh Tuấn cho biết.   
Anh Nguyễn Văn Tuấn chăm sóc đàn lợn thịt sạch. Ảnh: Lâm Nguyễn
Anh Nguyễn Văn Tuấn chăm sóc đàn lợn thịt sạch. Ảnh: Lâm Nguyễn

Với quy trình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, lợn được vận động nhiều, thịt chắc khỏe, tỷ lệ nạc cao, có màu sắc đẹp, có mùi vị thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Mỗi lứa xuất chuồng 100 con, trừ các khoản chi phí, anh Tuấn thu lãi khoảng 80 triệu đồng, cao hơn 40 – 50 triệu đồng so với chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Không chỉ vậy, đệm lót sau thời gian 2 – 3 năm còn có thể tái sử dụng làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.
Trăn trở bài toán đầu ra
Dù mang lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa lớn về môi trường, phù hợp với khả năng chăn nuôi của các nông hộ, tuy nhiên, mô hình chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh trên nền đệm lót sinh học vẫn chưa thể nhân rộng. Hiện, gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn là hộ duy nhất của huyện Phúc Thọ thí điểm thực hiện mô hình.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phúc Thọ Lê Thị Toan cho biết, chính quyền địa phương luôn quan tâm tới việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhất là các sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra vẫn là bài toán nan giải. Đơn cử như với mô hình chăn nuôi lợn thịt sạch. Sản phẩm thịt lợn sạch của huyện Phúc Thọ hiện mới chỉ được tiêu thụ thông qua kênh bán hàng tại một số siêu thị của đơn vị phân phối là Công ty Mr.Sạch. Thị trường không đủ rộng, cũng như việc phải đầu tư nguồn vốn ban đầu khá lớn khiến người dân còn e dè với mô hình chăn nuôi này. Trước thực tế đó, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã kiến nghị Hội Nông dân TP đưa vào chương trình liên kết (đang được thực hiện) giữa Hội Nông dân TP với Hội Nông dân 13 tỉnh, thành khu vực phía Bắc nhằm tuyên truyền, tăng cường kết nối giữa Hội, doanh nghiệp và người chăn nuôi lợn thịt sạch. Tuy nhiên, đến nay kết quả vẫn còn rất hạn chế.
Bà Toan chia sẻ: “Chúng tôi tin tưởng vào hiệu quả của mô hình chăn nuôi lợn thịt sạch. Nếu được phát triển và nhân rộng, mô hình sẽ góp phần giải quyết được nhu cầu thực phẩm sạch tại chỗ, lao động nông nhàn ở nông thôn, cũng như bảo vệ môi trường. Do vậy, rất mong các cơ quan chức năng quan tâm, tạo điều kiện xây dựng cầu nối giữa doanh nghiệp với hộ chăn nuôi, hướng tới phương thức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết, đặt hàng, tạo đầu ra ổn định, tiến tới gây dựng thương hiệu cho sản phẩm, từng bước tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân”.


Nguồn: ktdt.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập590
  • Hôm nay84,066
  • Tháng hiện tại820,176
  • Tổng lượt truy cập93,197,840
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây