Học tập đạo đức HCM

KH-CN đã thay đổi gì cho nông nghiệp Việt Nam?

Thứ năm - 18/06/2015 21:11
“Sau nhiều năm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những gì?” là câu hỏi xoay quanh cuộc giao lưu trực tuyến mới đây về khoa học.

Tại buổi giao lưu về "Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn", một vấn đề được thắc mắc nhiều nhất là: Hiện nay, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước. Nhà nước làm gì để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khoa học, tạo sản phẩm nông nghiệp có chất lượng?

Bộ KHCN đã làm được gì?

Ông Nguyễn Văn Liễu (Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN) cho biết, gần đây Nhà nước đã ban hành một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường và ứng dụng KH&CN.

Gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định cho vay thí điểm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp với lượng vốn vay có thể tới 70% tổng đầu tư của dự án và lãi suất vay thấp. Thời gian vay dài và hưởng các ưu đãi trong hai năm đầu, các năm sau như vay thương mại.

Bộ KH&CN cũng tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định có các quy định ưu đãi về thuế, về vay vốn, về đất đai, về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực KH&CN.

 - 1

Cuộc giao lưu trực tuyến "Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn"

Trả lời câu hỏi "Làm sao để các dự án thuộc chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi hiệu quả hơn", ông Đặng Văn Đông (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh) cho rằng, cần phải lựa chọn đối tượng chuyển giao phù hợp, tập trung vào những cây trồng có lợi thế.

Dự án phải hướng tới các doanh nghiệp hoặc HTX để phát huy sức mạnh tập thể. Cơ quan khoa học, chủ dự án và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm phải tạo thành một chuỗi khép kín, từ quy hoạch đến đầu tư sản xuất, thương mại hóa sản phẩm.

Những thành quả thấy được

Ông Đông cũng cho biết, trong những năm qua, qua Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng hoa chất lượng cao cho hàng trăm các chủ trang trại, HTX, các công ty và các hộ nông dân trên mọi miền đất nước với diện tích hàng trăm héc-ta.

Các mô hình trình diễn đều có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ 500-700 triệu đồng/héc-ta, cao gấp 2-3 so với mô hình thông thường. Ở một số địa phương trước đây người dân không có kỹ thuật trồng hoa đến nay nhờ có việc chuyển giao này mà họ đã nắm chắc kỹ thuật và đã xây dựng được những vùng trồng hoa có diện tích tới hàng chục héc-ta, như ở Hoành Bồ (Quảng Ninh), Văn Giang (Hưng Yên), Đan Phượng (Hà Nội), Tuy Hòa (Phú Yến)…

"Cũng nhờ có mô hình này mà người dân đã tiếp cận và liên kết giữa các vùng trồng hoa với nhau, giữa người sản xuất và các nhà khoa học và các doanh nghiệp, từ đó họ đã phát triển sản xuất hoa một cách ổn định và bền vững." - Ông Đông nhấn mạnh.

Riêng Hà Nội, ông Lê Ngọc Anh (Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội) cho biết, sau khi mở rộng, Hà Nội có điều kiện tự nhiên về đất đai, mặt nước, kinh nghiệm của các hộ nông dân. Mặt khác, đây là nơi tập trung của rất nhiều nhà khoa học, thuận lợi cho việc thực hiện triển khai các dự án của Chương trình Nông thôn miền núi.

Theo đó, Hà Nội đã thực hiện nhiều dự án nổi bật như: Mô hình sản xuất hoa chất lượng cao theo quy mô công nghiệp tại Đan Phượng (đơn vị chủ trì là Hợp tác xã Đan Hoài, đơn vị chuyển giao là Viện rau quả TW); mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ các loại nấm ăn, nấm dược liệu quy mô công nghiệp tại thành phố Hà Nội (Đơn vị chủ trì là Công ty Kinoko Thanh Cao, đơn vị chuyển giao là Viện Di truyền)…

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào công thức luân canh đã tăng hiệu quả kinh tế như: Mô hình phát triển trồng cây mây nếp tại Ba Vì, hoa cây cảnh ở Thụy Hương, Chương Mỹ…mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trồng hoa lan Hồ điệp ở Đan Phượng, mô hình trồng nấm ở Mỹ Đức…

Việc phát triển chăn nuôi bò sữa đã theo hướng công nghiệp, quy mô trang trại khép kín, từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ. Ví dụ: Mô hình chế biến thức ăn tổng hợp cho bò sữa và mô hình chế biến, bảo quản, tiêu thụ sữa tươi.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt có các mô hình: Nuôi thương phẩm cá rô - phi đơn tính trong lồng, cá lăng chấm tại huyện Chương Mỹ, nuôi thâm canh cá điêu hồng, và sản xuất giống cá chày mắt đỏ tại Sóc Sơn…

Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến và bảo quản sản phẩm nông lâm nghiệp và xử lý môi trường làng nghề bằng mô hình xử lý mây tre giang, mô hình xử lý asen…

Ngoài ra, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm an toàn và chất lượng là mô hình sản xuất rau an toàn như dưa chuột và xà lách không dùng đất tại Hoài Đức…

Ông Bùi Đại Phong (Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV Giống gia súc Hà Nội) cho biết, doanh nghiệp này đang thực hiện dự án lai tạo đàn bò thịt chất lượng cao với qui mô 30.000 bò cái nền. Phạm vi của dự án triển khai trên tất cả các huyện ngoại thành Hà Nội.

Đến nay, dự án đã lai tạo hơn 10.000 con bò F1 BBB, với giá bán bê F1 sau cai sữa từ 16 – 18 triệu đồng (đắt hơn bê giống thịt cùng tháng tuổi từ 6 – 8 triệu đồng/ bê). Giá trị sản lượng sản xuất ra đạt hơn 160 – 180 tỷ đồng, giá trị gia tăng đạt 60 – 80 tỷ đồng.

Theo ông Phong, đầu tháng tới sẽ ra mắt cửa hàng giới thiệu sản phẩm thịt sạch của giống bò BBB tại khu Mỹ Đình. Ông Phong khẳng định, chất lượng thịt không kém gì bò cao cấp của Úc nhưng lại có giá thành “mềm” hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Văn Liễu (Vụ trưởng Vụ khoa học các ngành kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN) cho biết, Chương trình nông thôn miền núi trong giai đoạn tiếp theo đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để có thể tiếp cận được các dự án thuộc Chương trình, các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân,… phải đề xuất dự án của mình đến Sở KH-CN của tỉnh, thành phố để xem xét.

Trên cơ sở kết quả xem xét đề xuất dự án của các tổ chức, doanh nghiệp, UBND các tỉnh, TP đề xuất đặt hàng với Bộ KH-CN để xem xét đưa vào thực hiện. Trình tự, thủ tục đề xuất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ KH-CN, được thông báo trên cổng thông tin điện từ của Bộ KH-CN.

Cảnh Kiên
theo khampha.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập493
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại845,852
  • Tổng lượt truy cập93,223,516
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây