Học tập đạo đức HCM

Mía cần kali, cẩn trọng đạm

Thứ tư - 21/05/2014 21:28
Mía đang được trồng nhiều ở ĐBSCL, là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường, rất cần trong đời sống hàng ngày. Có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.

Chuẩn bị đất: Cày sâu 20 - 30cm, cày 2 lần vuông góc nhau, sau mỗi lần cày là 1 lần bừa để cho đất nhỏ. ĐBSCL đất trồng mía là đất phù sa bồi tụ, độ phì nhiêu khá cao nhưng bị ảnh hưởng chua phèn và do đất thấp nên phải lên liếp cao 40 - 50cm, rộng 6 - 7m, chiều dài theo ruộng. 

Chú ý không đưa tầng sinh phèn, đất có màu vàng lên mặt ruộng vì có nhiều ion sắt, nhôm, lưu huỳnh… gây độc hại cho mía. Đất mới khai hoang lên liếp không trồng mía ngay mà phải rửa phèn ít nhất qua một mùa mưa. Cũng có thể trồng cây họ đậu 1 - 2 vụ rồi trồng mía là tốt nhất. Mặt liếp cuốc hoặc cày sâu 15 - 20cm, làm tơi xốp và san phẳng, giữa liếp cao hơn hai bên để dễ thoát nước. Trước khi trồng rạch hàng thẳng, sâu 15 - 20cm, hàng cách nhau 0,8 - 1m, rồi đặt hom trồng.

Bốn tháng đầu khi mới trồng mía tơ hoặc để mía gốc giữa 2 hàng còn trống vì vậy nên trồng xen đậu phộng, nành hoặc đậu xanh vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía. Ngoài ra cũng nên trồng luân canh 6 vụ trồng mía có 1 vụ trồng lúa, màu hoặc họ đậu,… để cải tạo, bồi dưỡng lại đất và diệt sâu bệnh.

Khi bón phân, chú ý phân kali rất quan trọng, cần cho việc tích lũy đường. Kali cần cho cả mía tơ và mía gốc vì nó giữ vai trò kích hoạt hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác, cây phát triển đạt năng suất, chống đổ ngã, sâu bệnh và các bất lợi… Nếu bón quá nhiều đạm, không cân đối kali, cây mía sẽ xanh tốt, năng suất thân cao, nhưng có giá trị thu nhập thấp vì ít chữ đường, ảnh hưởng trong chế biến công nghiệp đường. 

Lượng phân bón/ha: Phân urê: 250 - 300kg, super lân: 250 – 300kg, KCl: 200 – 240kg, phân chuồng: 10 - 15 tấn. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, 1/3 lân, 1/3 đạm và ½ kali. Bón thúc lần 1 khi mía kết thúc nảy mầm (có 4 - 5 lá) 1/3 lượng đạm. Bón thúc lần 2 khi mía kết thúc đẻ nhánh (9 - 10 lá) 1/3 lượng đạm và ½ lượng kali còn lại. Bón vá áo khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50 – 100kg urê/ha. Áp dụng máy bón phân khi có điều kiện. Lưu ý, nếu đất chua, pH = 4 - 4,5, nên bón 1.000kg vôi sau khi cày lần cuối trước.

 

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập531
  • Hôm nay71,175
  • Tháng hiện tại807,285
  • Tổng lượt truy cập93,184,949
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây