Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm bền vững ở Thái Lan

Thứ ba - 23/07/2013 03:32
Trên bờ biển phía đông Thái Lan, có các ao, hồ, kênh xen kẽ rừng ngập mặn dọc theo kênh dẫn từ sông Rayong; gần đó có 5 trang trại nuôi tôm của nhóm nông dân ở Neonpra.

Không mấy khác biệt so với các trang trại nuôi tôm trong khu vực ven biển này, cho đến khi biết đây là một trong hai nhóm nuôi tôm điển hình của Thái Lan tham gia thực hiện bộ quy tắc mới về nuôi tôm bền vững của Cục Thủy sản Thái Lan.

 

Tập quán canh tác cũ

Nuôi tôm ở Thái Lan từng phát triển rất ồ ạt, bừa bãi, nhất là trong những năm đầu phát triển ngành công nghiệp này. Tập quán canh tác trước đây được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, bởi nó cho năng suất cao, nhưng mãi sau này người ta mới nhận thấy mức độ suy thoái môi trường mà nó gây ra.

 

Bộ quy tắc ứng xử mới

Trước tình hình đó, Cục Thủy sản Thái Lan (DOF) đã phát triển bộ quy tắc ứng xử mới, kết hợp với một số biện pháp khác, nhằm đảm bảo cho nghề nuôi tôm bền vững mà không ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, bộ quy tắc mới có thành công hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Hai địa điểm được chọn để thực thi triển khai bộ quy tắc mới là Neonpra, nằm trên bờ biển phía đông và một địa điểm khác trên bờ biển phía tây nam gần Phuket. Năm 1999, những nơi này đã trở thành các trang trại thí điểm và kết quả được ghi chép tỉ mỉ.

 

Những ảnh hưởng quan trọng

Danh tiếng về những hoạt động tích cực của nhóm trang trại tại Neonpra đã được biết đến và trở thành ứng cử viên lý tưởng để kiểm tra hiệu quả của bộ quy tắc ứng xử mới. Từ khi trang trại được thành lập năm 1985, một số yếu tố chung đã ảnh hưởng đến chủ sở hữu của trang trại này khi bắt đầu canh tác và cuối cùng dẫn đến cơ hội như hôm nay. Các chủ sở hữu trang trại của thế hệ sau luôn tôn trọng những gì từng thuộc về tổ tiên của họ. Họ cũng sống trong các cộng đồng địa phương, nơi có nhiều cư dân phụ thuộc vào đánh bắt cá như một sinh kế. Chính vì thế, ngay khi bắt đầu sự nghiệp của mình, các chủ sở hữu đã nhiệt tình tham gia những khóa đào tạo nuôi trồng thân thiện môi trường. Qua những khóa học này, họ đã học và áp dụng nguyên lý cơ bản “khi sở hữu trang trại, cần nghĩ về môi trường” để phát triển trang trại của mình.

Tanin Samalapa, quản lý nhóm trang trại ở Neonpra cho biết: Thiên nhiên sẽ mang lại điều tốt đẹp nếu chúng ta biết tôn trọng nó.

 

Thiết kế trang trại

Các trang trại ở Neonpra nằm trong đất liền, cách các vùng ngập mặn của dòng sông Rayong (con sông cung cấp nguồn nước cho nuôi tôm). Thiết kế trang trại bao gồm các ao, hồ để trữ nước và loại bỏ tạp chất, có ao nuôi thương phẩm và ao lắng nước thải trước khi xả ra môi trường.

Tanin Samalapa, quản lý nhóm trang trại ở Neonpra - Ảnh: Abc.net.au

Bùn đất dư thừa được nạo vét và sử dụng để bón cho vườn cây măng cụt gần đó. Các trang trại luôn có khay đựng thức ăn chăn nuôi sạch, không có hóa chất, chất lượng đất và nước luôn được theo dõi thường xuyên. Giữa mùa thu hoạch (thường 2 lần/năm), ao lúc này cần được bỏ hoang để phần đáy ao có điều kiện phục hồi trước khi vào vụ mới. Các trang trại sản xuất khoảng 180 tấn tôm sú (Penaeus monodon)/năm.

 

Dự án rừng ngập mặn

Nhìn từ xa có thể thấy sự rậm rạp của rừng ngập mặn. Điều này chứng minh tầm ảnh hưởng của dự án trồng rừng ngập mặn do các chủ trang trại khởi xướng cách đây vài năm. Samalapa giải thích, lợi ích của rừng ngập mặn chính là hệ thống lọc tự nhiên, chống bão và quản lý hệ sinh thái đa dạng. “Nước sau khi lọc thì trực tiếp trở lại sông và điều quan trọng là giữ cho chất lượng nước của sông luôn được sạch để người dân địa phương có thể tiếp tục nuôi trồng thủy sản”, Samalapa cho biết thêm.

Ban đầu nông dân chỉ trồng rừng ngập mặn trong các ao lắng của trang trại, sau đó cấy ghép bổ sung và trồng tăng cường dọc theo bờ ao. Dự án này là một trong những yếu tố giúp cho nhóm nuôi tôm ở Neonpra nâng cao được danh tiếng của mình.

 

Uy tín và sự tôn trọng

Nhóm nông dân nuôi tôm ở Neonpra lúc này đã có uy tín và nhận được sự tôn trọng trong toàn khu vực. Đây chính là một trong những lợi ích họ đạt được. “Kể từ khi trở thành mô hình trang trại điểm, các chủ trang trại phải làm nhiều giờ hơn và cũng mất nhiều tiền bạc hơn, nhưng chúng tôi vẫn luôn cảm thấy vui và dành thời gian chia sẻ với những nông dân khác”, Samalapa cho biết.

 

Mở rộng dịch vụ

Cùng các cán bộ của DOF, nhóm nông dân ở Neonpra đã mở rộng dịch vụ của mình trong khu vực. Nhân viên của trang trại Neonpra dành nhiều thời gian giới thiệu các khái niệm mới, chứng minh lợi ích thông qua các ví dụ và khuyến khích nông dân khác trong tỉnh tham gia thực hiện bộ quy tắc ứng xử mới.

 

DOF kiểm tra hằng tuần

Hằng tuần, nhân viên của DOF đều đến các trang trại để kiểm tra xem có tồn tại vi khuẩn trong đất, nước hay không và thực hiện “khám sức khỏe’ cho tôm. Tất cả các thông tin được ghi lại và phân tích định kỳ. Khoảng 15 ngày trước khi thu hoạch, cán bộ DOF lại thu thập và kiểm tra mẫu tôm để đảm bảo tôm thu hoạch không tồn tại thuốc kháng sinh và hóa chất.

Quăng chài để kiểm tra tôm - Ảnh: Abc.net.au   

Dán “tem chất lượng”

Một khi việc nuôi tôm áp dụng theo bộ quy tắc mới thì tôm thu hoạch được dán “tem chất lượng”. Việc dán “tem chất lượng” đảm bảo tôm ở các trang trại này được sản xuất theo các tiêu chuẩn được thiết lập bởi bộ quy tắc là sản phẩm có chất lượng an toàn, thân thiện môi trường và được bán với giá cao hơn.

 

Tiếp tục phát triển bền vững

Một trong những tính năng chính của mô hình Neonpra là ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển cộng đồng. Kể từ khi thực hiện thí điểm, đến nay đã có 200 trang trại khác trong khu vực đạt được tiêu chí này. Hoàn toàn có lý do để tin, phong trào này sẽ tiếp tục phát triển bởi lợi ích dài lâu và tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản ngày càng rõ hơn. Samalapa khẳng định: “Dự án này không có kết thúc, nó chỉ tiếp tục và tiếp tục”.  

Hải Băng 
Theo Gaalliance.org
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập722
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm721
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,152
  • Tổng lượt truy cập93,174,816
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây