Học tập đạo đức HCM

Sử dụng máy cày chét: Giải pháp hồi sinh cho đất nuôi tôm

Thứ tư - 13/03/2013 21:10
Sử dụng máy cày chét để cải tạo đất trong đầm nuôi tôm quảng canh cải tiến giúp khắc phục nhược điểm đất bị thoái hoá do trải qua quá nhiều vụ nuôi. Giải pháp này không chỉ góp phần cải tạo môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân hưởng ứng.

Một thực tế đang diễn ra là, tình trạng đất trong các đầm nuôi tôm ngày càng bị thoái hoá, chứa nhiều chất độc hại như: H2S, NH3 do ngập trũng quanh năm.

Việc cày bừa cải tạo đất đang áp dụng thử nghiệm tại xã Tân Hưng Đông (Cái Nước - Cà Mau) được xem là giải pháp giúp nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến phát triển bền vững.

Giúp đất hồi sinh

Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cái Nước cho biết, việc sử dụng máy cày chét trong cải tạo đầm nuôi tôm quảng canh cải tiến có thể bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Sau khi tiến hành sên vét kênh mương trong ao nuôi, bơm khô nước phơi mặt đầm cho đến khi nứt chân chim. Tiếp đến sử dụng máy cày chét để cày qua một lớp đất mặt.

Đồng thời, khi đất khô tiến hành sử dụng bừa 12 răng kéo đều trên mặt đầm để trộn đất. Khi đất được trộn đều, mặt đất bung lên thì tiến hành bón vôi đá (CaO) hoặc vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng khoảng 200-250 kg/ha, rải đều trên mặt đầm. Sau khi bón vôi 1 ngày, cho nước vào ngâm qua đêm rồi tháo cạn để rửa phèn cho đất.

Sau khi ngâm rửa đất xong thì tiến hành lấy nước vào đầm. Khi mực nước trên mặt ruộng đạt 0,4-0,5m, giữ yên trong 3-5 ngày để diệt cá tạp và diệt khuẩn. Trong quá trình này, có thể sử dụng dây thuốc cá để diệt cá và BKC 80 hoặc Iodine để diệt khuẩn.

Ông Giảng khuyến cáo, sau 7-10 ngày, khi thuốc diệt khuẩn bị ôxy hoá hết thì tiến hành gây màu nước và tạo thức ăn tự nhiên trong đầm. Vẫn bằng phương pháp thủ công là sử dụng 3kg cám gạo, 1kg bột cá, 1kg đậu nành chín trộn vào 2 viên men rượu, ủ trong 24 - 48 giờ là có thể sử dụng cho 1.000m3 nước.

Ngoài ra, để tăng thêm chuỗi thức ăn tự nhiên trong ao nuôi, có thể cấy thêm vi sinh D.EM, EM.ZEO… Sau 2-3 ngày, khi thấy nước trong đầm có màu xanh vỏ đậu, các yếu tố môi trường như: pH, độ mặn, độ kiềm trong khoảng thích hợp là có thể chọn và thả giống.

Việc cày, bừa trong quá trình cải tạo đã làm phá vỡ kết cấu đất. Cũng như việc bón vôi nhằm cải tạo rửa phèn cho đất, giúp cho quá trình phân huỷ nhanh các chất hữu cơ trong đất, tạo cho hệ sinh vật trong đất phát triển, sinh trưởng hình thành chuỗi thức ăn tự nhiên. Từ đó làm tăng độ phì, giúp đất hồi sinh.

Mở hướng phát triển

Ông Giảng nhận định, việc sử dụng máy cày chét, bừa kết hợp với bón vôi có thể tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú trong đầm. Giải pháp này có thể giúp tôm nuôi trong giai đoạn 1-2 tháng tuổi sinh trưởng, phát triển mà không cần cho thêm thức ăn công nghiệp.

Qua thời gian áp dụng giải pháp này tại các ấp Giải Phóng, Hoàng Lân (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) và Mỹ Thành (xã Phú Thuận, huyện Phú Tân) đều mang lại hiệu quả cao. Đầm tôm cải tạo bằng phương pháp sử dụng máy cày chét và bón vôi thì trong suốt vụ nuôi, tôm luôn khoẻ mạnh và có sức đề kháng tốt.

Ông Trần Văn Nam (ấp Giải Phóng) cho biết, việc sử dụng máy cày chét để cày, bừa kết hợp với bón vôi sẽ làm tăng độ phì nhiêu, bảo vệ môi trường đất trong đầm nuôi, tôm ít bệnh, mau lớn, năng suất cao hơn so với cải tạo đầm theo kiểu bình thường.

Vụ vừa qua, nhờ sử dụng phương pháp cải tạo trên mà năng suất ao tôm của ông Nam đạt gần 400 kg/ha/vụ. Không chỉ vậy, còn giảm chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh và sử dụng chế phẩm sinh học cũng ít hơn. Do đó lợi nhuận mang lại sau một vụ nuôi cũng được tăng cao.

Ông Giảng khẳng định, từ hiệu quả thực tế của việc sử dụng máy cày chét trong cải tạo đầm nuôi tôm quảng canh cải tiến, thời gian tới phòng sẽ tiến hành nhân rộng, không chỉ để tăng hiệu quả cho nông dân mà còn góp phần cải tạo môi trường, hạn chế tình trạng ô nhiễm, giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững.

Nguyễn Phú
(kinhtenongthon.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập520
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,351
  • Tổng lượt truy cập92,044,080
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây